Esomeprazol – Thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày nhóm ức chế bơm proton

Thuốc Esomeprazol là dạng đồng phân S của omeprazol, được dùng tương tự như omeprazol trong điều trị các chứng bệnh loét dạ dày tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và hội chứng Zollinger Ellison. Cùng tìm hiểu ngay về loại thuốc này nhé.

Esomeprazol – Thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày nhóm ức chế bơm proton

Thuốc Esomeprazol là dạng đồng phân S của omeprazol, được dùng tương tự như omeprazol trong điều trị các chứng bệnh về loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và hội chứng Zollinger – Ellison. Esomeprazol gắn với H+/K+-ATPase (còn được gọi là bơm proton) ở tế bào thành của dạ dày, giúp làm bất hoạt hệ thống enzym này và ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết acid hydrocloric vào lòng dạ dày.

Esomeprazol2

Từ đó, thuốc có tác dụng ức chế dạ dày tiết lượng acid cơ bản ngay cả khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào. Tuy thuốc có tác dụng ức chế bơm proton nhưng chỉ có tác dụng ức chế chứ không tiệt trừ được Helicobacter pylori. Nên khi điều trị bệnh ta phải phối hợp với các kháng sinh như amoxicilin, tetracyclin và clarithromycin mới có thể diệt trừ có hiệu quả vi khuẩn này.

Những trường hợp nên dùng Esomeprazol:

  • Dùng cho bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng.
  • Dùng để phòng và điều trị loét dạ dày – tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.
  • Dùng để phòng và điều trị loét dạ dày do stress.
  • Dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Dùng để điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.
  • Dùng để điều trị bệnh xuất huyết do loét dạ dày – tá tràng nặng.
  • Dùng sau khi điều trị bằng nội soi để phòng xuất huyết tái phát.

Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn với Esomeprazol hoặc các thuốc ức chế bơm proton khác, hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng thuốc điều trị dạ dày Esomeprazol

Esomeprazol1

Uống thuốc trước khi ăn ít nhất 1h. Dùng nguyên viên, không nghiền nát, nhai hoặc phá vỡ kết cấu thuốc.

Bệnh nhân cần dùng thuốc thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ. 1 liệu trình thường kéo dài trong 4 – 8 tuần. Sau liệu trình này, nếu bệnh chuyển biến chậm, bác sĩ có thể cân nhắc đến liệu trình điều trị thứ hai.

1. Liều dùng đối với người lớn:

Điều trị cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản

  • Dùng Esomeprazol 20mg uống 1 lần/ ngày, điều trị liên tục trong 14 ngày.
  • Dùng Esomeprazol 24,65 mg uống 1 lần/ ngày, điều trị trong vòng 4 tuần.

Điều trị cho bệnh nhân bị viêm thực quản ăn mòn

  • Dùng Esomeprazol 20 – 40 mg, uống 1 lần/ ngày, điều trị liên tục trong 4 tuần.
  • Dùng Esomeprazol  24,65 – 49,3 mg. uống 1 lần/ ngày, điều trị liên tục từ 4 – 8 tuần.

Sau phát đồ đầu tiên, nếu bệnh vẫn không thuyên giảm, bênh nhân có thể được chỉ định liều duy trì như sau:

  • Dùng Esomeprazol 20 mg uống 1 lần/ ngày.
  • Dùng Esomeprazol 24,6 mg uống 1 lần/ ngày.

Điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày:

Phối hợp Esomeprazol 20mg với 2 -3 thuốc kháng sinh trị bệnh.

Điều trị cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid:

  • Dùng Esomeprazol 40 mg uống 2 lần/ ngày.
  • Dùng Esomeprazol 49,3 mg uống 2 lần/ ngày.

Điều trị cho bệnh nhân bị chứng tăng tiết axit:

  • Dùng Esomeprazol 40 mg, uống 2 lần/ ngày.
  • Dùng Esomeprazol 49,3 mg,uống 2 lần/ ngày.

Điều trị cho bệnh nhân bị hội chứng Zollinger-Ellison

  • Dùng Esomeprazol 40 mg, uống 2 lần/ ngày.
  • Dùng Esomeprazol 49,3 mg, uống 2 lần/ ngày.

Esomeprazol

2. Đối với trẻ em

Điều trị cho trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản:

  • Trẻ từ 1 – 11 tuổi: Dùng Esomeprazol 10 g, uống 1 lần/ ngày. Liệu trình 8 tuần.
  • Trẻ từ 12 – 17 tuổi: Dùng Esomeprazol 20 mg, uống 1 lần/ ngày. Liệu trình 4 tuần.

Điều trị cho trẻ em bị viêm thực quản ăn mòn:

  • Trẻ nặng 3 – 5 kg: Dùng 2.5 mg 1 lần/ ngày.
  • Trẻ nặng từ 5 – 7. 5 kg: Dùng 5 mg 1 lần/ ngày.
  • Trẻ nặng từ 7.5 – 12 kg: Dùng 10 mg 1 lần/ ngày.
  • Trẻ nặng dưới 20 kg: Dùng 10mg 1 lần/ ngày. Liệu trình điều trị trong 8 tuần.
  • Trẻ trên 20 kg: Dùng 10mg – 20 mg 1 lần/ ngày. Liệu trình điều từ 4 – 8 tuần.

3. Đối với người bị suy gan

  • Không cần phải giảm liều Esomeprazol ở người suy gan nhẹ và trung bình. Suy gan nặng có thể cân nhắc dùng 20 mg một ngày ở người ≥ 18 tuổi.
  • Nếu dùng để phòng ngừa xuất huyết tái phát trong loét dạ dày – tá tràng sau khi điều trị nội soi ở người suy gan nặng: Lúc đầu truyền tĩnh mạch 80 mg trong 30 phút. Sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 4 mg/giờ trong 72 giờ.
  • Liều uống tối đa mỗi ngày là 20 mg ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi và 10 mg ở trẻ 1 – 11 tuổi.

4. Đối với người bị suy thận và người cao tuổi

  • Không cần phải giảm liều Esomeprazol ở người suy thận nhưng cần thận trọng ở người suy thận nặng.
  • Đối với người cao tuổi, không cần phải giảm liều ở người cao tuổi..