Cách xây dựng chế độ ăn tiểu đường thai kỳ hợp lý, hiệu quả

Theo thống kế có đến hơn 80% mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được bệnh bằng chế độ dinh dưỡng kết hợp với các bài tập nhẹ nhàng. Vì vậy, nếu bị tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng để tránh bị stress. Thay vào đó nên theo dõi đường huyết thường xuyên và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn tiểu đường thai kỳ hợp lý.

Vì sao cần quan têm đến chế độ ăn tiểu đường thai kỳ?

Đường (glucose) là một trong những thành phần chính cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cơ thể sử dụng hormone insulin để kiểm soát lượng đường trong máu và biến nó thành năng lượng. Nhưng khi mang thai, một số hormone trong thai kỳ sẽ làm giảm tác dụng của insulin, nếu không kiểm soát tốt thì nồng độ đường trong máu sẽ tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những mẹ bầu bị tiểu đường thường rất nhanh bị đói và thường rất thích ăn đồ ngọt. Bởi vậy nếu không kiểm soát được sự thèm ăn thì nồng độ đường trong máu sẽ tăng cao gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ bầu phải kiêng khem quá mức bởi nếu không được nhận đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất quan trọng như sắt, axit folic, các vitamin, khoáng chất thì thai nhi sẽ dễ có nguy cơ di tật, bị các bệnh lý bẩm sinh hay có nguy cơ sinh non.

Tiểu đường thai kỳ không cần dùng thuốc mà hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng chế độ dinh dưỡng và vận động hợ lý. Đặc biệt chế độ ăn tiểu đường thai kỳ có vai trò vô cùng quan trọng giúp mẹ bầu có thể kiểm soát đường huyết ở mwucs an toàn mà không cần phải dùng thuốc.

Mục tiêu của việc áp dụng chế độ ăn tiểu đường thai kỳ:

  • Đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn: Mẹ bầu cần điều chỉnh từ từ chế độ ăn để tránh không tăng hoặc tụt quá mức đường trong máu.
  • Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp và hạn chế các loại chất béo có hại cho tim mạch.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý: Mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 13 – 15kg trong thời gian mang thai
  • Ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện các biến chứng của tiểu đường thai kỳ
  • Bảo vệ sức khỏe, giúp mẹ bầu cảm thấy luôn khỏe mạnh, lạc quan.
  • Tuân thủ tốt chế độ ăn hợp khẩu vị và tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Cách xây dựng chế độ ăn tiểu đường thai kỳ hợp lý, hiệu quả

chế độ ăn tiểu đường thai kỳ3

1. Thực phẩm mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn

Mẹ bầu khi đi khám thai nếu phát hiện các dấu hiệu đường huyết nên có chế độ ăn giảm lượng đường đưa vào cơ thể mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đường, chất béo, muối, tăng cường protein, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

chế độ ăn tiểu đường thai kỳ2

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)

Các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp thường rất giàu chất xơ, giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất. Bởi nó có thể được lưu giữ lâu hơn trong cơ thể mà không làm đường huyết tăng đột ngột.

  • Thực phẩm có chỉ số GI thấp (< 56): Các loại rau có lượng carbohydates thấp không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như: các loại đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng, các loại trái cây tươi như đào, nho, táo, cam, lê, kiwi, chuối, mận…, mì nguyên hạt, yến mạch, sữa và các chế phẩm từ sữa, bắp, khoai môn, gạo lức…
  • Thực phẩm có GI trung bình (56 – 69): Nước cam, cháo gạo, khoai tây nấu chín,… là nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết với tốc độ vừa phải.
  • Thực phẩm có GI cao (> 70): Xôi nếp, khoai tây, khoai lang, bánh mì…. là nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng nhanh đường huyết.

Lựa chọn các thực phẩm với chỉ số GI thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ bầu nhưng không có nghĩa là bạn không thể ăn bất kỳ loại thực phẩm có GI cao. Mẹ bầu có thể trộn các loại thực phẩm GI cao với các loại thực phẩm GI thấp để làm giảm tốc độ glucose vào máu.

Thực phẩm có protein lành mạnh

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu protein như: Đậu, cá, thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, các loại quả hạch như hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca…

Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa

Những thực phẩm này là một phần của chế độ ăn tiểu đường thai kỳ. Các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm: Dầu ô liu, dầu lạc, trái bơ, hạt chia và hầu hết các loại hạt, cá hồi, cá mòi, cá ngừ….

2. Thực phẩm mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tránh

chế độ ăn tiểu đường thai kỳ1

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần tránh các thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu như:

Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường

Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm có đường đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến nhe:

  • Các loại bánh kẹo ngọt
  • Nước ngọt
  • Nước ép trái cây có đường
  • Thực phẩm nướng như bánh xốp nướng, bánh rán, bánh ngọt.

Sữa và trái cây có chứa đường tự nhiên và có thể uống ở ở mức độ vừa phải.

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Mẹ bầu cần hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì trắng, cơm trắng, mì trắng, phở, bún..

Hạn chế ăn các chất béo bão hòa

Mẹ bầu cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều chất béo như lòng đỏ trứng, bơ, thực phẩm chiên xào, rán, mỡ động vật, nội tạng động vật…Thay vì sử dụng chất béo từ động vật hãy ăn cá, đặc biệt cá hồi rất tốt cho thai nhi.

Hạn chế thực phẩm chứa đường và carb ẩn

Một số thực phẩm có vẻ không chứa nhiều tinh bột và đường, nhưng thực ra chúng lại chứa rất nhiều đường và tinh bột không tốt cho sức khỏe như:

  • Thức ăn nhanh (fastfood)
  • Đồ uống có cồn.
  • Đồ chiên dầu mỡ.
  • Trái cây khô

Một số thực phẩm cần kiêng khác:

  • Sữa có đường: Sữa có chứa chất béo có thể làm giảm đề kháng isulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.
  • Da và nội tạng động vật: có nhiều chất béo gây tích tụ mỡ thừa, gây khó khăn trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh.

Chế độ ăn tiểu đường thai kỳ khỏe mẹ, khỏe con

chế độ ăn tiểu đường thai kỳ

Nguyên tắc “1/4”: Mẹ bầu có thể chia khẩu phần ăn thành 4 phần, trong đó có 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần chỉ khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén cơm.

  • Ăn sáng đầy đủ: Nên chuẩn bị bữa ăn sáng có GI thấp như cháo, bánh mì nguyên cám, bánh mì đen + trứng và sữa tươi không đường
  • Kích thước phần ăn: Không nên có quan niệm ‘ăn cho hai người’. Kích thước khẩu phần ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức đường huyết của bạn.
  • Khẩu phần ăn vẫn cần carbohydrate nhưng cần có chỉ số GI thấp và không có quá nhiều đường.
  • Ăn nhiều rau, củ không tinh bột, không đường mỗi ngày để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho cơ thể
  • Cắt giảm muối để tránh gây huyết áp cao, làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Kiêng đồ uống nhiều đường, chỉ uống nhiều nước và các đồ uống không đường.