Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh xảy ra do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Vậy bệnh tiểu đường nguyên nhân do đâu? Cách nhận biết và điều trị bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường, là 1 bệnh rối loạn chuyển hóa Insulin mạn tính rất gây ra. Insulin là hormone được sản sinh bởi tuyến tụy, có vai trò làm giảm lượng đường trong máu bằng cách “mở cửa” cho các phân tử glucose tiến vào trong tế bào để cung cấp năng lượng.

Bệnh tiểu đường2

Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể con người sẽ bị mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Khiến trong cơ thể có lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này dễ gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và tim.

1. Nguyên nhân bị tiểu đường type 1

Với người bị tiểu đường type 1, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, gây ra hiện tượng suy giảm nồng độ hormone insulin trong cơ thể. Lượng insulin quá thấp sẽ khiến glucose vẫn tồn tại trong máu thay vì tiến vào tế bào để nuôi dưỡng tế bào, từ đó khiến chỉ số đường huyết cao.

Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 là gì nhưng cũng có giả thuyết cho rằng các yếu tố di truyền và môi trường có thể gây ra tình trạng này.

Bệnh tiểu đường3

2. Nguyên nhân tiểu đường type 2

Với người bệnh bị tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2, các tế bào trong cơ thể sẽ có đề kháng với hoạt động của insulin khiến tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để chống lại sự đề kháng này. Khi đó, thay vì di chuyển đến các tế bào, glucose sẽ tích tụ trong máu khiến mức đường huyết tăng.

Tương tự tiểu đường type 1, nguyên nhân tiểu đường type 2 vẫn chưa được xác định nhưng cũng có một số yếu tố đã được chứng minh có liên quan đến vấn đề này như:

  • Do di truyền
  • Do yếu tố môi trường
  • Do thừa cân, béo phì
  • Người trên 45 tuổi
  • Người it vận động
  • Người đã từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường
  • Người bị tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc triglyceride cao

3. Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Khi phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ tiết hormone để duy trì thai kỳ. Những hormone này có thể khiến các tế bào trong cơ thể đề kháng insulin. Thông thường, tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Nhưng cũng có trường hợp tuyến tụy không thể sản xuất kịp dẫn đến lượng glucose đến các tế bào giảm và mức đường huyết tăng lên, gây ra chứng tiểu đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tăng lên nếu:

  • Phụ nữ mang thai bị thừa cân
  • Phụ nữ mang thai trên 25 tuổi
  • Những người từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc có con sinh ra nặng trên 4kg
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2
  • Người có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Triệu chứng của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường:

  • Luôn có cảm giác cực kỳ khát (chứng khát nhiều)
  • Đi tiểu nhiều, có khi đi thường xuyên mỗi giờ (chứng tiểu nhiều)
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Thường cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

Các triệu chứng khác:

  • Có thể buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Mờ mắt;
  • Bị nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;
  • Bị nhiễm nấm men hoặc nấm candida;
  • Khô miệng;
  • Các vết loét hoặc vết cắt chậm lành
  • Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường1

Lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Nếu lượng đường trong máu càng cao và thời gian mắc bệnh càng lâu, thì nguy cơ người bệnh gặp phải biến chứng càng cao. Dưới đây là các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

  • Biến chứng bệnh tim mạch, đau tim và đột quỵ
  • Bị tổn thương dây thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên)
  • Bệnh thận
  • Tổn thương mắt (có thể mắc bệnh võng mạc và suy giảm thị lực)
  • Các tổn thương ở chân như nhiễm trùng, vết loét chân không lành, dễ cắt cụt chân
  • Da như nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
  • Trầm cảm

Với trường hợp tiểu đường thai kỳ, phần lớn phụ nữ đều có thể sinh con khỏe mạnh. Nhưng cũng có thể có một vài biến chứng xảy ra do bệnh tiểu đường thai kỳ như:

  • Thai nhi tăng trưởng vượt mức (thai to) dẫn đến khó sinh thường, mẹ phải sinh mổ
  • Lượng đường trong máu thấp (bị hạ đường huyết sơ sinh)
  • Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 khi trưởng thành
  • Tử vong

Các biến chứng ở người mẹ cũng có thể xảy ra như:

  • Tiền sản giật
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo

Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Trên thực tế, bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi. Các phương pháp điều trị chỉ giúp kiểm soát triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh để đảm bảo bệnh nhân có cuộc sống bình thường.

Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và thường xuyên vận động để kiểm soát bệnh hiệu quả. Phương pháp giúp hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường tại nhà là:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh: Bệnh nhân cần tập trung vào chế độ ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Nên cắt giảm chất béo bão hòa, chế độ ăn giàu carbohydrate tinh chế và đồ ngọt.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm chỉ số đường huyết bằng cách giúp tế bào trong cơ thể giảm đề kháng insulin, từ đó giúp glucose di chuyển vào các tế bào dễ dàng hơn.

Tùy thuộc vào trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp kiểm soát đường huyết khác nhau, như dùng insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường dạng uống.

Bệnh tiểu đường

1. Cách điều trị bệnh tiểu đường type 1

Với bệnh nhân tiểu đường type 1, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng Insulin nhân tạo. Nó giúp thay thế cho hormone mà cơ thể không thể sản xuất.

Có 4loại insulin được sử dụng phổ biến nhất, gồm:

  • Insulin tác dụng nhanh: Bắt đầu hoạt động trong vòng 15 phút và có tác dụng kéo dài trong 3 – 4h.
  • Insulin tác dụng ngắn: Bắt đầu hoạt động trong vòng 30 phút và kéo dài 6 – 8h.
  • Insulin tác dụng trung bình: Bắt đầu hoạt động trong vòng 1-2 giờ và kéo dài 12 – 18h.
  • Insulin tác dụng dài: Bắt đầu hoạt động vài giờ sau khi tiêm và kéo dài 24h hoặc lâu hơn.

2. Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2

Chế độ ăn kiêng và tập thể dục đúng cách có thể giúp kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường type 2. Nhưng nếu việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực vẫn không đủ để giảm lượng đường trong máu, bệnh nhân vẫn sẽ cần dùng đến thuốc.

Một số loại thuốc tiểu đường không phải insulin mà vẫn giúp giảm mức đường huyết:

  • Thuốc ức chế alpha-glucosidase
  • Biguanide
  • Thuốc ức chế men DPP 4
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1
  • Thuốc glinides
  • Thuốc ức chế SGLT2
  • Thuốc sulfonylureas
  • Thuốc thiazolidinedione

Đối với mẹ bầu bị tiểu thai kỳ, cần phải theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày. Nếu chỉ số đường huyết cao, mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể giúp giảm mức đường huyết.