Tác hại của bệnh nấm da đầu nặng đối với người bệnh

Nấm da đầu nặng gây ngứa ngáy, gãy rụng, tóc chỗ thưa chỗ dày… khiến người bệnh chịu nhiều khổ sở, mệt mỏi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý cũng như sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay còn chưa nắm rõ được những tác hại của bệnh nấm da đầu nặng và thờ ơ với việc chữa trị khiến bệnh ngày càng nặng thêm, dai dẳng, khó trị.

Nguyên nhân dẫn đến nấm da đầu nặng

Nấm da đầu nặng là tình trạng viêm dưới chân tóc do vi nấm gây tổn thương tóc, nang tóc da đầu và vùng da xung quanh do nấm dẫn đến ngứa ngáy, gãy rụng, tóc chỗ thưa chỗ dày… ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ, sức khỏe và tâm lý người bệnh.

nấm da đầu nặng

Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh nấm da đầu:

  • Khi mới phát bệnh, trên da đầu xuất hiện các nốt sừng sần nhỏ gây ngứa và rụng tóc, sau đó các nốt này lan ra xung quanh tạo thành mảng vảy.
  • Tóc bị nấm trở nên cứng và dễ gãy sát, chân tóc được nhúng trong màu trắng nên dễ bị lầm tưởng là gàu.
  • Dọc tóc có hột màu đen hoặc trắng làm gãy tóc, rụng tóc. Da đầu bị ngứa dai dẳng, khó chịu, gàu xuất hiện nhiều… ảnh hưởng rất lớn đến cả thẩm mỹ và sức khỏe người bệnh.
  • Ở giai đoạn nặng, nấm da đầu gây viêm, xuất hiện mụn mủ xung quanh. Nếu bệnh nhân cào gãi sẽ dễ gây viêm, nhiễm trùng da đầu, mưng mủ, lở loét, đóng vảy, rụng tóc từng mảng lớn.

Tác hại của bệnh nấm da đầu nặng đối với người bệnh

nấm da đầu nặng1

Những tác hại của nấm da đầu nặng không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc của người bệnh:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Nấm da đầu nặng kéo dài gây rụng tóc từng mảng như bị hói rất mất thẩm mỹ. Da đầu người bệnh bị mọc mụn, tóc tiết bã nhờn, bết dính, tóc có mùi lạ… nhìn vào rất mất vệ sinh.
  • Ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý người bệnh: Khi bị nấm tóc, những khu vực dễ nhìn thấy sẽ khiến người bệnh mất tự tin, e dè khi giao tiếp với người khác, khiến họ buồn phiền, chán nản, tinh thần sa sút.
  • Ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống: Nấm tóc gây ra các cơn ngứa ngáy kéo dài và liên tục, tạo cảm giác vô cùng khó chịu, bứt rứt khiến người bệnh mệt mỏi, rã rời, mất tập trung, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc.
  • Để lại biến chứng nặng nề: Một số trường hợp nấm da đầu nặng gây rụng tóc vĩnh viễn, gây sẹo hoặc làm suy giảm hệ miễn dịch. Nấm da đầu có thể xâm nhập sâu và có thể gây nhiễm nấm huyết hoặc nội tạng.

Cách điều trị nấm da đầu nặng hiệu quả

Việc điều trị nấm da đầu cần căn cứ cụ thể vào chủng nấm, mức độ bệnh, cơ địa người bệnh… Sau khi chẩn đoán lâm sàn, bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình chữa trị hiệu quả, an toàn.

Nếu bị nấm da đầu nhẹ, có thể gội đầu hàng ngày để loại bỏ tóc rụng, có thể dùng nước gội đầu pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral để điều trị.

Nếu tình trạng nấm nặng hơn, sau khi gội đầu bằng phương pháp trên bạn nên phủ khăn trùm hết tóc (nên nhớ khi gội đầu không được gãi, cào mạnh để tránh gây xây xát da tại chỗ, tạo điều kiện bội nhiễm vi khuẩn).

Tốt nhất bạn nên cắt hết tóc ở vùng da đầu bị nấm, bôi thuốc diệt nấm và bạt sừng bong vẩy tại chỗ mỗi ngày. Nếu tổn thương do bội nhiễm vi khuẩn thì hãy bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ, có thể dùng kháng sinh toàn thân kết hợp.

Cách điều trị nấm da đầu gây rụng tóc bằng thuốc:

Thuốc trị nấm dạng bôi: Thuốc bôi nấm da đầu thường dùng là Miconazol, Ketoconazole, Naftifine, Fluconazole, Clotrimazol,…, sử dụng để bôi trực tiếp lên vùng da đầu nhiễm nấm, giúp giảm ngứa và diệt nấm nhanh chóng. Nhược điểm của thuốc bôi là thuốc khó tiếp cận hoàn toàn tế bào nấm do bị tóc che khuất, đôi khi phải cạo bỏ tóc hoàn toàn để bôi thuốc.

Thuốc trị nấm da đầu dạng uống: Khi điều trị bằng kem bôi và dầu gội chống nấm không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các thuốc uống chống nấm:

  • Thuốc chống nấm Griseofulvin: Bệnh nhân nên uống Griseofulvin trong 6–8 tuần với 1 bữa ăn nhiều chất béo để tăng cường sự hấp thụ. Griseofulvin tác dụng phụ là có thể gây buồn nôn hoặc gây đau bụng ở trẻ em.
  • Thuốc chống nấm Terbinafine, Itraconazole và Fluconazole: Đây là những loại thuốc có tác dụng diệt nấm phổ biến. Thuốc cho thời gian điều trị ngắn hơn, từ 2 – 4 tuần. Trong đó cần chú ý 2 loại thuốc Ketoconazole và Fluconazole có thể gây ra đau bụng cho bé, nên thận trọng khi sử dụng.
  • Điều trị viêm da đầu do Microsporum spp: Thuốc Griseofulvin đã được chứng minh rất tốt trong việc điều trị nấm da đầu, nhưng Terbinafine lại tốt hơn đối với nhiễm khuẩn Trichophyton spp.

Những điều cần lưu ý khi điều trị nấm da đầu nặng

nấm da đầu nặng3

Trong thời gian điều trị nấm da đầu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đúng cách. Sử dụng dầu gội trị nấm 2 lần/ tuần hoặc sử dụng tùy vào tình trạng bệnh lý người bệnh. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh tần suất tắm gội phù hợp.
  • Để hạn chế bệnh lây lan, khi thời tiết nắng nóng cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt những nơi tập trung như nhà trẻ, trường học, ký túc xá…
  • Dùng dầu gội gội đầu sạch hằng ngày, không cào gãi mạnh gây xây xước da đầu. Xả nước sạch nhiều lần khi gội đầu và luôn giữ cho tóc khô ráo, sạch sẽ.
  • Nên sấy tóc làm tóc khô ngay sau khi gội đầu và lúc đi ngoài mưa về.
  • Không đội các loại mũ quá chật, đội mũ trong thời gian quá lâu làm tóc bị ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển gây bệnh.
  • Tránh tiếp xúc với thú cưng nuôi trong nhà bị nhiễm bệnh, nên đưa thú cưng đi bác sĩ thú y định kỳ và kiểm tra xem có nấm không.
  • Không dùng chung khăn lau, lược chải tóc, mũ đội đầu với người khác để phòng tránh nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh.
  • Nấm da đầu rất dễ lây lan, vì vậy khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng xử lý kịp thời bằng cách dùng dầu gội trị nấm da đầu, bệnh nấm da đầu có thể chữa khỏi nhanh chóng.
  • Nếu trên đầu có quá nhiều gàu kèm theo ngứa, tóc bết và có mùi, xuất hiện mụn đỏ… bạn nên đi khám da liễu ngay để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Không cào và gãi mạnh vùng da đầu bị ngứa để tránh gây tổn thương và khiến gàu, nấm lan rộng hơn.
  • Không tự ý mua thuốc trị nấm da đầu để uống và bôi khi chưa có chỉ định hay tư vấn của bác sĩ.