Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì hiệu quả nhất?

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì là điều mà rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm không chỉ bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể hàng ngày mà nó còn giúp hỗ trợ chữa trị và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Vậy thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Biểu hiện bệnh như thế nào?

Để biết thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất, chúng ta cần nắm rõ bản chất và đặc tính của bệnh để bác sĩ co chẩn đoán chính xác. Thông thường, tình trạng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí cổ định, gây chèn ép lên các rễ thần kinh dẫn đến các cơn đau ở cột sống lưng và cổ.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì2

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm:

  • Do quá trình làm việc làm việc, lao động quá sức hoặc sai tư thế.
  • Do người bệnh gặp phải chấn thương, tai nạn khi sinh hoạt
  • Do người bệnh bị béo phì hoặc chịu ảnh hưởng từ các biến chứng của bệnh lý như thoái hóa cột sống, u cột sống, gù vẹo bẩm sinh…

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến: Người bệnh bị đau nhức, tê mỏi tay chân, rối loạn vận động, đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh cột sống, teo cơ hoặc thậm chí là bại liệt. Nếu nắm bắt sớm các nguyên nhân và triệu chứng kể trên thì quá trình điều trị sẽ đạt hiệu quả. Người bệnh nếu điều chỉnh được chế độ ăn uống hợp lý, sẽ giúp giảm thiểu các cơn đau và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

1. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì1

Những thực phẩm người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn các thực phẩm sau:

Canxi: Thực phẩm này thực sựu rất tốt cho sự phát triển của xương khớp. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm sau:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai, sữa tươi
  • Các loại rau có màu xanh đậm: cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải xoăn,…
  • Các loại đậu: đậu phụ, đậu hà lan, đậu đen,…
  • Một số loại cá: cá hồi, cá mòi,…
  • Các thững thực phẩm khác: tàu hũ, hạt vùng, đường nâu,…

Vitamin D: Vitamin D có trong các loại thực phẩm như lòng trứng đỏ, cá hồi, cá trồng, gan, sữa,… sẽ là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe.

Thực phẩm giàu protein: 

  • Protein là 1 thành phần quan trọng hình thành nên cấu trúc của cơ thể. Bởi vậy, việc cung cấp protein hàng ngày là rất tốt cho cơ thể.
  • Cácthực phẩm giàu protein có thể kể đến như: Thịt gà, thịt heo, thịt vịt, đậu nành, trái bơ, bông cải xanh,…

Chất xơ: 

  • Chất xơ giúp làm sạch đường ruột và kiểm soát được trọng lượng cơ thể, từ đó giúp giảm được áp lực về trọng lượng cơ thể lên đĩa đệm.
  • Những thực phẩm có nguồn chất xơ dồi dào mà người bệnh thoát vị đĩa đệm cần bổ sung thêm là tôm, cá cua, cà chua, các loại trái cây và rau củ,…

Axit béo omega-3: Axit béo omega-3 có khả năng hình thành collagen giúp ngăn chặn những tổn thương cho sụn hay đĩa đệm gây ra. Người bệnh thoát bị đĩa đệm nếu có thể bổ sung axit béo omega-3 từ các nguồn thực phẩm, rau củ như cá ngừ, cá hồi, bí ngô, hạt lanh, hạt óc chó, súp lơ trắng,… sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì

Thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm mà bệnh nhân nên ăn, thì bạn cũng cần phải kiêng những loại thực phẩm như:

  • Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt trâu, bò, dê,… có thể làm suy giảm lượng canxi trong xương, khiến các biến chứng viêm càng thêm trầm trọng hơn.
  • Đồ chiên xào, đồ ăn chế biến sẵn: Đồ ăn chiên xào hoặc chế biến sẵn có nhiều dầu mỡ không chỉ gây tăng cân, tạo áp lực lớn lên cột sống mà nó còn làm suy giảm lượng canxi khiến xương trở lên yếu đi. Khiến gia tăng mức độ viêm nhiễm, đau nhức ở người bệnh.
  • Bánh mì trắng, mì ống, sữa nguyên kem,…: Các thực phẩm gây tăng cân nhanh, rất không tốt cho xương khớp.
  • Đồ ăn cay, nóng: Các thực phẩm này có thể làm gia tăng khả năng gây đau nhức, đặc biệt là đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Bện sẽ tiến triển nhanh theo xuhướng xấu do sự hao hụt canxi và khoáng chất trong cơ thể.
  • Thực phẩm chứa purin và fructose: Các thực phẩm này khi đưa vào cơ thể sẽ gây kích thích phản ứng viêm ở khớp, khiến các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm có chứa nhiều purin và fructose là cà muối và các loại nội tạng động vật.
  • Rượu bia và các chất kích thích: Các đồ uống có cồn và chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia sẽ gây ra tình trạng loãng xương, đau lưng và nhức mỏi.
  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Những người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn mỡ động vật và 1 số loại dầu thực vật,… Bởi nó có nguy cơ làm tăng bệnh viêm xương khớp. Ngoài ra, việc gia tăng omega 6 còn giúp làm lấn chiếm vị trí của omega 3 trong cơ thể, khiến tình trạng đau trở lên nặng nề hơn.