Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì để có kết quả điều trị bệnh tốt

Thoát vị đĩa đệm là một loại bệnh lý cột sống mãn tính, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Khi bị bệnh này, ngoài việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị, người bệnh cũng cần có chế độ kiêng cử nghiêm ngặt trong ăn uống, sinh hoạt để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì để có kết quả điều trị bệnh tốt?

Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì để có kết quả điều trị bệnh tốt?

thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì12

Những thực phầm không tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm:

  • Thực phẩm giàu chất đạm: Các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt bê, thịt cừu,… nếu ăn nhiều, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều acid và cần canxi để trung hòa. Khi không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút canxi từ hệ xương khớp làm gia tăng nguy cơ bị viêm khớp, loãng xương…
  • Thực phầm chứa purin và fructose: Các loại thịt gia súc, gia cầm, cá trích, cà muối, dưa muối, các loại nội tạng động vật như tim, gan, phổi, ruột…đều có chứa Purin và Fructose. Khi nạp vào cơ thể sẽ gây kích thích phản ứng viêm ở khớp, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
  • Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Các thức ăn nhanh nhiều giàu mỡ như thịt nướng, gà rán, xúc xích,… có chứa nhiều các chất béo bão hòa sẽ thúc đẩy phản ứng viêm ở khớp xương, gây ra tình trạng sưng đau. Tạo ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị.
  • Thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích: Các thức uống như bia, rượu và cà phê có thể khiến bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên trầm trọng hơn.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì tốt nhất?

Những thực phẩm tốt cho xương khớp mà người bệnh thoát vị đĩa đệm nên dùng:

  • Các thực phẩm giàu axit béo Omega-3: Các thực phẩm như tôm, cua, cá thu, cá ngừ, cá hồi,… rất giàu Omega-3 có tác dụng ngăn cản các phản ứng viêm có hại cho khớp, giúp làm giảm triệu chứng đau mỏi.
  • Nước hầm xương ống, sụn bò và bê: Trong thực phẩm này có chứa nhiều glucosamin, chondroitin và canxi giúp sụn khớp chắc khỏe và cải thiện tình trạng sưng viêm.
  • Các loại rau xanh có màu xanh đậm: Rau cải mầm, rau bina, rau cải xanh, rau cải xoăn, rau bắp cải và bông cải rất tốt cho quá trình phục hồi các chấn thương khớp xương. Các loại rau màu xanh đậm này có chứa nhiều vitamin (vitamin A, C và K) và khoáng chất (sắt và canxi) cần thiết giúp tăng cường sức khỏe hệ xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương.

Những điều cần lưu ý đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

1. Không ngồi quá lâu, ngồi đúng tư thế khi làm việc

Tư thế ngồi có thể tạo ra áp lực lên đĩa đệm cột sống gấp 3 lần khi đứng. Bởi vậy, nếu bạn ngồi liên tục trong thời gian dài các cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt khi ngồi trước màn hình máy tính, chúng ta thường có khuynh hướng ngồi khom lưng nên gây ra càng nhiều áp lực lên đĩa đệm.

Để khắc phục, bạn nên lựa chọn bàn ghế với độ cao phù hợp và luyện tập ngồi đúng tư thế đúng giúp cải thiện đường cong cột sống tự nhiên. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý cột sống hiệu quả. Bên cạnh đó, sau 1-2 tiếng làm việc, bạn nên đứng lên đi lại để thư giãn, tránh ngồi 1 chỗ quá lâu.

2. Không khuân vác vác đồ vật nặng

Việc khuân vác đồ đạc vật nặng quá sức sai tư thế sẽ gây ra áp lực lên vùng cột sống khiến các chấn thương khó hồi phục hơn. Bởi vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần hạn chế việc mang vác các vật nặng có trọng lượng lớn hơn 2kg, kể cả việc bế em bé.

thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì1

3. Không chạy nhảy hoặc cử động thắt lưng quá mạnh

Việc chạy nhảy hoặc làm các cử động cúi gập người, xoay vặn thắt lưng sẽ gây nên những áp lực đáng kể lên đĩa đệm, khiến bệnh càng nặng hơn, tạo tác động không tốt đến quá trình điều trị. Bởi vậy, khi cơn đau mới bắt đầu xuất hiện hoặc trong quá trình điều trị, bạn cần hạn chế tối đa các cử động ảnh hưởng đến cột sống như thế này.

4. Chú ý khi cười, hắt hơi hoặc ho

Đĩa đệm khi bị thoát vị rất nhạy cảm với các áp lực dù là nhỏ nhất. Nên những tác động từ 1 cái hắt hơi, ho hoặc cười cũng có thể khiến cơn đau trở nặng hơn. Để tránh gặp phải tình trạng này, khi chuẩn bị ho hoặc hắt hơi, bạn cần giữ chặt các cơ ở vùng bụng và cố gắng không để đầu ngả về phía trước.

5. Không nằm nhiều

Tuy nghỉ ngơi rất cần thiết cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Nhưng việc nằm nhiều mà không hoạt động cũng rất nguy hiểm bởi nó sẽ khiến các cơ khớp dần bị co cứng, mất đi tính linh hoạt. Bởi vậy, người bệnh cần thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng, đi bộ hàng ngày để đẩy nhanh quá trình hồi phục các chấn thương.

6. Thận trọng khi thay đổi tư thế

Khi đang nằm mà muốn đứng lên, bạn cần chuyển tư thế từ từ. Hãy ngồi dậy trước rồi mới đứng lên, tránh ngồi bật dậy đột ngột sẽ gây tác động xấu đến các khớp xương.

7. Tập các bài tập tăng cường nhóm cơ lưng, xương chậu và cơ bụng

thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì

Việc tập các bài tập tăng cường nhóm cơ lưng, xương chậu và cơ bụng sẽ giúp hỗ trợ cột sống đáng kể, giúp giảm thiểu áp lực cho vùng lưng. Bởi trong các hoạt động hằng ngày, các nhóm cơ này rất ít được sử dụng nên cần các bài tập chuyên biệt. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết được bài tập nào phù hợp với tình trạng bệnh của mình, tránh tập sai khiến tổn thương trở nên nặng hơn.

8. Chọn lựa các loại giày hỗ trợ cột sống

Khi sử dụng giày để đi bộ hoặc luyện tập thể dục, bạn cần chú ý chọn lựa những đôi giày phù hợp, vừa vặn, không quá chật nhưng vẫn đảm bảo phần gót chân vừa khít với giày.  Việc chọn được đôi giày tốt sẽ tạo nền tảng giúp cột sống và cơ thể duy trì tư thế thẳng đứng tự nhiên và ngăn ngừa các bệnh lý phổ biến ở bàn chân.