Sau khi bị thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào?

Bệnh thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng bệnh cơ xương khớp. Bởi vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm thường được khuyến khích luyện tập các bài tập thể dục thể thao phù hợp, vừa sức. Vậy sau khi bị thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Tìm hiểu chung về bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm nằm tại vị trí giữa 2 đốt sống, được tạo thành bởi nhân nhầy bên trong và bao xơ bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách, khối nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép rễ thần kinh và tủy sống gây tê bì, đau nhức. Tình trạng thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào, tuy nhiên thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ.

Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp như sau:

  • Do tuổi tác: Khi về già, hệ thống xương khớp bị lão hóa, bào mòn, chất dinh dưỡng nuôi khớp, đĩa đệm ít dần. Từ đó dẫn đến hiện tượng rách bao xơ, lớp nhân bên trong kém linh hoạt và thoát ra ngoài.
  • Chấn thương: Va đập do tai nạn giao thông, lao động hoặc tập luyện thể thao gây tổn thương cho đĩa đệm.
  • Mắc bệnh lý về cột sống: Những người bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, gù vẹo… có khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao.
  • Hoạt động sai tư thế: Mang vác vật nặng, tập thể thao quá sức, sai tư thế… khiến cột sống và đĩa đệm bị tổn thương.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn tạo áp lực đè nén lên cột sống, dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
  • Do bẩm sinh: Một số người sinh ra đã mắc bệnh thoái hóa cột sống, đĩa đệm có vấn đề… có tỉ lệ bị thoát vị cao hơn bình thường.
  • Nguyên nhân khác: Di truyền, thiếu chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh…

Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe về cả thể chất cũng như tinh thần. Tuy nhiên, với những người bị thoát vị đĩa đệm thì cần chú ý rất nhiều khi tập luyện. Bệnh nhân cần thực hiện tập luyện đúng cách, vừa sức và tránh tuyệt đối các bài tập làm gia tăng áp lực đối với cột sống để phòng ngừa tổn thương nặng hơn cho vùng cột sống.

thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào3

Sau khi bị thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào?

1. Những bài tập thể dục nên thực hiện

Yoga

Thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào? Các bài tập yoga rất tốt đối với những người đang gặp các vấn đề ở lưng, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Việc thực hiện tư thế yoga (trong khoảng 10 – 60 giây) sẽ giúp tăng cường sức cơ ở lưng cũng như ở bụng một cách nhẹ nhàng. Các cơ ở phần lưng và bụng là những thành phần thiết yếu của mạng lưới cơ trên cột sống. Nên việc tăng cường các cơ này sẽ giúp cơ thể duy trì tư thế thẳng đứng và chuyển động phù hợp. Các cơ khỏe mạnh sẽ hỗ trợ giảm cảm giác cơn đau lưng do thoát vị đĩa đệm.

thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào2

Bên cạnh đó, yoga còn giúp các cơ được kéo dãn và thư giãn thoải mái. Các cơ được thư giãn và kéo căng ra sẽ giúp thúc đẩy tính linh hoạt và đẩy lùi các vấn đề về cơ xương khớp. Các động tác kéo giãn cơ gân khoeo mặt sau của đùi làm mở rộng chuyển động trong khung chậu, giúp giảm áp lực lên vùng lưng. Tập yoga cũng giúp làm tăng lưu lượng máu, để các chất dinh dưỡng lưu thông tốt hơn khi truyền đến cơ và các mô mềm ở thắt lưng.

Bơi lội

Thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào? Bơi lội 20 – 30 phút mỗi ngày sẽ giúp thư giãn cho các gân cơ, khớp xương, từ đó giúp giảm áp lực tác động lên phần đĩa đệm bị lồi ra. Từ đó giảm cảm giác đau nhức nhanh chóng. Nhưng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên bơi quá sức, bơi quá lâu mà chỉ bơi lội đều đặn tập luyện mỗi ngày 20 – 30 phút để đạt được kết quả tốt nhất.

Đi bộ

Đi bộ rất thích hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bạn có thể đi bộ 30 – 45 phút vào buổi sáng, chiều hoặc tận dụng cả 2 buổi. Bài tập này giúp điều trị bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm khá đơn giản và dễ thực hiện đối với mọi người.

thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào1

Ban đầu, người bệnh nên đi chậm, sau đó đi nhanh hơn, bước chân nhanh nhưng nhẹ nhàng, dứt khoát. Hãy điều hòa nhịp thở đều đặn, hít vào bằng mũi sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng để tránh mất sức. Điều chỉnh tư thế đúng khi đi bộ: Đầu thẳng hướng, nhìn về phía trước, lưng thẳng, vai và cánh tay để thoải mái, đánh tay tự nhiên nhẹ nhàng.

Đạp xe

Thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào? Đạp xe là môn thể thao tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bởi nó giúp đảm bảo cho việc sử dụng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống, từ đó giảm áp lực lên đĩa đệm. Khi đạp xe, dây chằng sẽ trở nên linh hoạt hơn, cơ xương khớp dẻo dai và hoạt động mềm mại, tăng lưu thông máu. Việc rễ thần kinh sẽ không bị chèn ép sẽ cải thiện tình trạng đau đáng kể.

thoát vị đĩa đệm tập thể dục như thế nào

Khi đạp xe bạn cần chú ý thực hiện đúng tư thế: Giữ lưng thẳng, thoải mái, tránh cúi đầu hay lệch vẹo lưng hông. Nên đạp xe ở quãng đường bằng phẳng, bắt đầu với quãng đường từ 1-2km, sau đó tăng dần. Đạp xe với cường độ vừa phải, từ từ, nhẹ nhàng, thư giãn, kết hợp với việc hít thở phù hợp để tránh bị mất sức. Khi chọn xe cần chọn loại xe có chiều cao yên vừa phải, độ rộng yên vừa vặn, tay lái có thể điều chỉnh dễ dàng thuận tiện.

2. Những bài tập thể dục không nên thực hiện

Những bài tập thể dục không nên thực hiện là tập Gym, chạy bộ, bóng đá, bóng rổ; các môn thể thao có động tác vặn người (chơi golf, cầu lông, tennis); các bài tập có động tác giữ thẳng chân; các bài tập riêng cho chân, động tác ngồi xổm… bởi các bài tập này sẽ làm tăng lực nén lên phần cột sống và đĩa đệm, khiến bộ phận này bị chèn ép, dẫn đến đau lưng và khiến cho bệnh thoát vị đĩa đệm thêm nặng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống.

Những lưu ý khi tập thể thao với người bị thoát vị đĩa đệm

  • Chú ý khởi động và làm nóng cơ thể và có sự chuẩn bị trước những động tác mạnh để tránh các tổn thương xương khớp.
  • Tránh các động tác sai tư thế như xoay người, vặn người nhanh mạnh, đột ngột, té ngã, va chạm, làm tăng áp lực lên đĩa đệm khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài.
  • Thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường độ dẻo dai cho cột sống và khả năng thích nghi của cột sống và hệ thống cơ xương khớp trước những vận động mạnh hơn.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ nếu tập luyện và vận động vừa phải thì sẽ rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Nhưng nếu bạn nhận thấy có hiện tượng đau hoặc các triệu chứng nặng hơn như đau tê vùng mông, tê liệt chân, khó tiểu, khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt ở chân thì người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng hơn.