Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Một trong những vị trí thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Căn bệnh này gây ra rất nhiều bất tiện trong công việc và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là gì?

Cấu tạo cơ thể của con người có 33 đốt sống được chia thành 5 nhóm đốt sống cụt, đốt sống hông, đốt sống thắt lưng, đốt sống lưng và đốt sống cổ. Trong đó, đốt sống thắt lưng gồm 5 đốt được kí hiệu từ L1 – L5.

Một trong những vị trí thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Người bị bệnh này khi bao xơ bị nứt rách, nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Sự chèn ép của nhân nhầy lên dây thần kinh và lỗ tủy sống sẽ gây ra những cơn đau nhức cho người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, trong đó phổ biến nhất là những người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc hoặc những người cao tuổi. Ngoài ra, những nhân viên văn phòng phải ngồi quá nhiều ở 1 vị trí cố định cũng có nguy cơ mắc rất cao. Bệnh không chỉ gây khó khăn trong hoạt động thường ngày mà còn gây nguy cơ bại liệt cao nếu không chữa trị kịp thời.

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm thắt lưng

thoát vị đĩa đệm thắt lưng3

Người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng có các triệu chứng phổ biến sau:

  • Đau nhức tại cột sống thắt lưng: Các cơn đau thường lan rộng, đau từ vị trí bị thoát vị, xuống vùng hông, mông. Các cơn đau có thể từ từ đến dữ dội, đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài. Nếu thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, người bệnh có thể bị đau xuống cả vùng bắp chân, bàn chân và khắp vùng mông, đùi.
  • Co cứng vùng thắt lưng: Tình trạng này thường xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm chèn ép nặng lên các dây thần kinh.  Khiến người bệnh không thể ngồi hoặc di chuyển như bình thường bởi khu vực khớp ở vùng lưng đang bị tổn thương. Bàn chân và ngón chân người bệnh cũng bị ảnh hưởng do tình trạng co cứng.
  • Tê bì: Người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường có cảm giác tê ngứa như kiến bò. Tình trạng này diễn ra thường xuyên, đặc biệt khi người bệnh vừa ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Yếu cơ: Vùng cơ có dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ dần bị suy yếu. Tình trạng này khiến việc vận động của người bệnh bị cản trở khi vận động, di chuyển.
  • Sưng tấy: Vùng thắt lưng bị thoát vị sẽ xuất hiện tình trạng ửng đỏ, sưng tấy. Tuy vào tình trạng bệnh mà mức độ sưng tấy sẽ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đau nhức và nóng ran tại vùng lưng. Khi chạm tay vào sẽ thấy đau. Người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu rõ rệt.
  • Mất cảm giác: Dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến người bệnh bị mất cảm giác khi bệnh trở nặng. Việc cử động ở vùng lưng cũng gặp nhiều khó khăn. Tay, chân mất cảm giác lâu dần có thể gây ra tình trạng bại liệt, teo cơ.

Ngoài các triệu chứng lâm sàng trên, bác sĩ sẽ dựa trên các dấu hiệu của xét nghiệm cận lâm sàng để kết luận bệnh:

  • Hình ảnh X-quang: Cấu trúc xương và đường viền cột sống có dấu hiệu bất thường khi xem kết quả hình ảnh trên phim chụp X-quang.
  • Hình ảnh CT Scan: Tủy sống & cấu trúc xung quanh bị chèn ép.
  • Hình ảnh MRI: Xét nghiệm hình ảnh cho thấy rõ nét tình trạng thoát vị, tổn thương tại khu vực mô mềm xung quanh và cột sống.

Các cấp độ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

thoát vị đĩa đệm thắt lưng1

Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng có 4 giai đoạn, tương ứng với 4 cấp độ bệnh khác nhau:

  • Cấp độ 1: Đĩa đệm bắt đầu bị phình và lồi, nhưng các lớp bao xơ vẫn chưa bị nứt rách. Phần nhân nhầy bên trong đã có sự biến dạng một cách đáng kể. Triệu chứng bệnh chưa rõ nên nhận biết rất khó hoặc bị nhầm thành các bệnh lý khác dẫn đến chữa trị không đúng cách.
  • Cấp độ 2: Vùng bao xơ bên ngoài có dấu hiệu suy yếu. Nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ nhưng vẫn có khả năng chèn ép lên dây thần kinh.
  • Cấp độ 3: Đĩa đệm của người bệnh đã bắt đầu bị thoát vị. Bao xơ bên ngoài bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài gây ra sự chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy đau nhức dữ dội tại khu vực cột sống tổn thương.
  • Cấp độ 4: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng xuất hiện kèm các mảnh rời. Khu vực thoát vị có xu hướng ngày càng lan rộng, nhân nhầy đĩa đệm bị tách khỏi các bao xơ và người bệnh có thể bị liệt nửa người ở giai đoạn này.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng hiệu quả

1. Sử dụng thuốc Tây

  • Sử dụng nhóm thuốc không kê đơn: Dùng các thuốc Naproxen, Ibuprofen…có tác dụng làm thuyên giảm các cơn đau từ thể nhẹ đến trung bình.
  • Sử dụng nhóm thuốc giảm đau thần kinh: Dùng các thuốc Pregabalin, Gabapentin, Amitiptyline, Duloxetine…
  • Sử dụng nhóm thuốc giảm đau gây nghiện: Dùng các thuốc Codein, Paracetamol, Oxycodone… Chú ý các tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, táo bón…
  • Dùng thuốc tiêm ngoài màng cứng: Sử dụng thuốc tiêm gây mê, thuốc steroid, thuốc chống viêm vào khu vực ngoài màng cứng ở xung quanh tủy sống.
  • Dùng thuốc giãn cơ: Các thuốc này có tác dụng làm thuyên giảm sự co thắt cơ bắp nhưng có tác dụng phụ là gây cảm giác buồn ngủ và chóng mặt.

2. Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu

Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu kết hợp thêm các bước điều trị khác như:

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng.
  • Kéo giãn cột sống.
  • Sử dụng sóng âm thanh để tăng cường khả năng lưu thông máu.
  • Sử dụng các đai nẹp cổ trong thời gian ngắn để hỗ trợ cho liệu pháp điện trị liệu.

3. Sử dụng các bài thuốc dân gian

Một số bài thuốc dân gian có thể điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khá an toàn, lành tính và tiết kiệm. Khi bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, bạn có thể tận dụng những cây thuốc trong vườn giúp làm thuyên giảm các cơn đau như ngải cứu, cỏ xước, lá lốt, đu đủ xanh, xương rồng…

Nhưng các bài thuốc này chỉ phù hợp với những người có triệu chứng bệnh lý nhẹ và phải thực hiện kiên trì thì mới thấy hiệu quả được.