Nấm da đầu ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?

Bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh được biểu hiện bằng sự xuất hiện của các mảng da có vảy với kích thước khoảng bằng đồng xu trên da đầu của trẻ. Các ban có hình vòng và có vảy ở vùng tóc đã rụng hoặc chỉ ở trên da đầu. Bệnh xuất hiện do một trong các dạng của loại nấm có tên gọi là Malassezia ovale gây ra. Những dạng nấm này thường tấn công da đầu và chân tóc.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh là do sự tăng tiết bã, dầu trên da đầu tạo điều kiện gây nấm da đầu. Trẻ có cơ địa da tiết nhiều dầu khi bị nấm Malassezia ovale phát triển trong tuyến bã nhờn chân tóc sẽ gây bệnh nấm da dầu ở trẻ em.

Nấm da đầu ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?

Bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời khi trẻ có dấu hiệu sau:

  • Khi trẻ sơ sinh bị nấm da đầu đã áp dụng nhiều cách chữa trị mà không thuyên giảm
  • Bệnh có xu hướng phát triển mạnh hơn với các mảng gàu lan ra mặt và các vùng da khác trên cơ thể
  • Bệnh có dấu hiệu bội nhiễm nứt nẻ, chảy mủ

Bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh thường không có biến chứng gì nguy hiểm, nhưng nó có thể tiến triển thành mạn tính và dễ tái phát. Nếu kết hợp với các bệnh khác như viêm da cơ địa hay vảy nến thì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Nấm da đầu ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?

Nấm da đầu ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?1

1. Điều trị bằng dầu gội, kem bôi ngoài da

  • Cho trẻ sơ sinh dùng các loại dầu gội y tế chuyên dụng có tác dụng chống nấm. Nên dùng các dầu gội đầu có pyrithion, kẽm, magie với nồng độ 0.5 đến 2% hoặc dầu gội đầu olamin 0.75-1% cho trẻ. Hoặc bạn có thể sử dụng dầu gội đầu chứa selenium 1-2.5% hoặc chứa hoạt chất chống nấm thuộc nhóm imidazol như ketoconazol, econazol hay bifonazol. Lưu ý: Chỉ dùng khi có chỉ định từ chuyên gia y tế.
  • Nếu trẻ bị nấm da đầu do nấm Malassezia thì nên sử dụng thuốc chống nấm azol, kẽm pyrithion hay selenium sulphide để điều trị.
  • Sử dụng steroid cho vùng da đầu ở dạng dung dịch hoặc dạng gel trong vài ngày để giúp giảm ngứa và giảm viêm.
  • Dùng kem tar bôi lên vùng da đầu có nhiều vảy rồi gội lại đầu trong vài giờ để trị nấm da dầu cho bé.

Lưu ý: Khi sử dụng các sản phẩm trên mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ nhi khoa.

2. Điều trị nấm da đầu ở trẻ sơ sinh bằng thuốc uống

Nếu tổn thương lan tỏa trên diện rộng bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc kháng sinh hoặc ketoconazole đường uống để điều trị viêm da dầu ở đầu cho trẻ.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dễ bị kích ứng, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, trong quá trình điều trị bạn cần tránh dùng những loại thuốc có chứa acid salicylic, corticoid bởi chúng dễ gây nghiện và có thể làm tổn thương da sau điều trị.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nấm da đầu

Nấm da đầu ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?2

Để hạn chế những thương tổn do nấm da dầu gây ra và giúp bệnh nhanh khỏi thì mẹ có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc như sau:

  • Tắm gội cho trẻ thường xuyên để giữ vệ sinh cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng da đầu.
  • Trong khi tắm nên dùng 1 chiếc khăn sạch hoặc dùng bàn chải mềm để nhẹ nhàng lau để vảy tróc nhẹ ra.
  • Sử dụng dầu gội đặc trị nấm để gội đầu cho bé mỗi ngày.
  • Cắt gọn móng tay của bé để bé không gãi tránh làm tổn thương da đầu.

Cách phòng tránh bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh bệnh nấm da dầu ở trẻ sơ sinh, mẹ lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi mang thai mẹ nên bổ sung vitamin B bởi vitamin B có vai trò quan trọng giúp làn da khỏe mạnh.
  • Nên bổ sung các thực phẩm có tính kháng viêm như các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B, E vào khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ để cho con bú.
  • Nếu trẻ sơ sinh đang bú mẹ bị nấm da đầu thì mẹ nên bổ sung dầu cá để ngăn chặn sự bùng phát của bệnh. Dầu cá có chứa nhiều omega-3 rất tốt cho hệ miễn dịch và giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ.
  • Nên bổ sung probiotics cho trẻ bởi probiotics giúp thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp bé khỏe mạnh hơn, có khả năng đề kháng các loại bệnh tốt hơn.
  • Mẹ cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, carbohydrate, hoặc thực phẩm dễ gây dị ứng như cua, tôm, cá tuyết, cá bơn, đậu phộng, trứng, sản phẩm từ sữa, lúa mì nếu phát hiện trẻ hay bị dị ứng.

Trên đây là những điều mẹ cần biết về bệnh nấm da dầu ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những chia sẻ ở trên có thể giúp bố mẹ hiểu được bệnh nấm da dầu ở trẻ sơ sinh và có phương pháp điều trị phù hợp.