Trẻ Sơ Sinh Bị Cúm A: Triệu Chứng, Biến Chứng, Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Tre-so-sinh-bi-cum-A-co-nguy-hiem-khong

Cúm A là một trong những bệnh lý hô hấp phổ biến, có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi,. Trong đó, trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Với sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh bị cúm A dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết, những biến chứng có thể gặp, cách chăm sóc và những biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của con yêu nhé

Hiểu đúng về bệnh cúm A ở trẻ sơ sinh

Cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra. Các chủng virus thường gặp là A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9,… Bệnh thường lây lan nhanh, đặc biệt vào mùa lạnh hoặc lúc giao mùa.

Khong-the-chu-quan-khi-tre-so-sinh-bi-cum-A
Không thể chủ quan khi trẻ sơ sinh bị cúm A

Trong đó, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm virus qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc gián tiếp qua các bề mặt chứa virus như quần áo, đồ chơi. Khi trẻ sơ sinh bị cúm A, các triệu chứng sẽ giống với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, nếu không được theo dõi sát sao và chăm sóc đúng cách, cúm A sẽ diễn tiến nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho con.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cúm A

Vì trẻ sơ sinh chưa thể nói hay biểu đạt cảm giác nên việc nhận biết bệnh dựa vào biểu hiện bên ngoài rất quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp khi trẻ sơ sinh bị cúm A:

  • Sốt cao: Thân nhiệt trẻ có thể tăng lên trên 38,5°C, đôi khi lên tới 39–40°C. Đây cũng là biểu hiện đầu tiên và phổ biến nhất mỗi khi bị mắc cúm A.
  • Ho khan, hắt hơi: Trẻ có thể ho nhẹ đến ho liên tục, kèm hắt hơi nhiều.
  • Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi: Dịch mũi trong hoặc có màu vàng, kèm nghẹt mũi làm trẻ khó thở.
  • Quấy khóc, ngủ không yên: Trẻ thường mệt mỏi, cáu gắt, khó dỗ và dễ thức giấc trong đêm.
  • Bú kém hoặc bỏ bú: Trẻ không còn hứng thú với việc bú mẹ hoặc bú bình. Nguyên nhân có thể do đau họng hoặc mệt mỏi.
  • Ngủ li bì, ít phản ứng với xung quanh: Một số trẻ có biểu hiện lừ đừ, ngủ nhiều. Tuy nhiên, giấc ngủ thường không sâu và dễ bị giật mình.
  • Tiêu chảy, nôn trớ nhiều lần trong ngày: Đây là biểu hiện phụ nhưng cũng khá phổ biến ở một số bé.
  • Chân tay lạnh, thở nhanh, thở khò khè: Dấu hiệu này xuất hiện khi bệnh bắt đầu nặng lên. Lúc này, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay.

Cúm A có nguy hiểm với trẻ sơ sinh không?

Câu trả lời là có. Bé dễ lây bệnh hơn, các triệu chứng trẻ sơ sinh bị cúm A có thể bị nhầm lẫn cũng như biến chứng dễ xảy ra hơn.

Cúm A dễ lây lan

Virus cúm A có thể sống đến 48 giờ trên các bề mặt như tay nắm cửa, bàn ghế, quần áo,… và sống được 5 giờ trên tay người. Trẻ sơ sinh thường xuyên được bế bồng, hôn, âu yếm – điều này tạo điều kiện cho virus lây lan dễ dàng từ người lớn sang con. Do đó, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị cúm A.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị cúm A dễ bị nhầm lẫn

Tre-so-sinh-bi-cum-A-rat-nguy-hiem
Trẻ sơ sinh bị cúm A rất nguy hiểm

Triệu chứng ban đầu của cúm A dễ gây chủ quan cho cha mẹ. Khi trẻ sơ sinh bị cúm A, các biểu hiện không khác gì so với khi bị cảm lạnh hoặc các bệnh đường hô hấp dấp khác. Điều này khiến cha mẹ không kịp thời phát hiện bệnh, làm bệnh tiến triển nghiệm trọng gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khoẻ của trẻ.

Dễ gây biến chứng

Với những trẻ lớn và khỏe mạnh, cúm A có thể tự khỏi sau 7–10 ngày nếu được chăm sóc tốt. Nhưng khi trẻ sơ sinh bị cúm A, do hệ miễn dịch còn yếu, tình trạng bệnh có thể nhanh chóng diễn tiến nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh bị cúm A có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phổi
  • Viêm tai giữa
  • Viêm phế quản
  • Suy hô hấp
  • Co giật do sốt cao
  • Rối loạn điện giải
  • Tổn thương gan, tim, não

Với trẻ có bệnh nền như hen suyễn, tim bẩm sinh, thừa cân, suy dinh dưỡng,… nguy cơ biến chứng càng cao. Thậm chí, có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trẻ sơ sinh bị cúm A bao lâu thì khỏi?

Thông thường, nếu được chăm sóc đúng cách và kịp thời, bệnh cúm A ở trẻ sơ sinh có thể khỏi sau 10 đến 15 ngày. Thời gian khỏi bệnh còn phụ thuộc vào thể trạng, sức đề kháng của từng bé. Có bé chỉ sốt nhẹ vài ngày rồi dần hồi phục và khoẻ mạnh trở lại. Tuy nhiên, cũng có bé sốt kéo dài, mệt mỏi, biếng ăn và cần điều trị hỗ trợ nhiều hơn.

Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị cúm A đến bệnh viện?

Tre-so-sinh-bi-cum-A-can-dua-den-benh-vien-ngay-neu-sot-lien-tuc-tren-39-do-C
Trẻ sơ sinh bị cúm A cần đưa đến bệnh viện ngay nếu sốt liên tục trên 39 độ C

Ngay khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ trẻ sơ sinh bị cúm A, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám. Đặc biệt, cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu thấy một trong các dấu hiệu sau:

  • Sốt cao liên tục trên 39 độ C không hạ sau khi dùng thuốc hạ sốt
  • Trẻ bỏ bú hoàn toàn, không chịu uống nước
  • Thở nhanh, rút lõm ngực, thở khò khè, khó thở
  • Ngủ li bì, lờ đờ, không phản ứng như bình thường
  • Có biểu hiện co giật
  • Không nên tự ý điều trị tại nhà nếu trẻ còn quá nhỏ (dưới 2 tháng tuổi) hoặc có bệnh nền, vì nguy cơ biến chứng rất cao.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị cúm A tại nhà

Trong trường hợp bác sĩ xác định trẻ sơ sinh bị cúm A có thể điều trị tại nhà, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều sau. Cụ thể:

  • Cách ly trẻ tại phòng riêng, thông thoáng, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với người khác.
  • Người chăm sóc cần rửa tay sạch, đeo khẩu trang và không nên thơm, hôn trẻ.
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, hút mũi nếu bé nghẹt mũi.
  • Cho trẻ bú thường xuyên để tránh mất nước và tăng sức đề kháng.
  • Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên.
  • Theo dõi sát thân nhiệt, màu da, nhịp thở và lượng ăn uống của trẻ.
  • Khi trẻ sơ sinh bị cúm A, không tắm bé quá lâu. Thay vào đó, nên tắm nhanh, lau khô người kỹ và giữ ấm.

Dinh dưỡng khi trẻ bị cúm A

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ sơ sinh bị cúm A nhanh hồi phục. Cha mẹ nên:

  • Tăng cường cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng và kháng thể quý giá.
  • Nếu trẻ đã ăn dặm, nên cho ăn các món dễ tiêu như cháo, súp, món hầm.
  • Bổ sung thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, cá, trứng, sữa để giúp phục hồi thể lực.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh…
  • Chia nhỏ bữa ăn, không ép trẻ ăn quá nhiều mỗi lần.
  • Cho trẻ uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả loãng) để bù nước do sốt.

Cách phòng ngừa cúm A cho trẻ sơ sinh

Can-tiem-vac-xin-de-phong-ngua-nguy-co-tre-so-sinh-bi-cum-A
Cần tiêm vắc xin để phòng ngừa nguy cơ trẻ sơ sinh bị cúm A

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt với trẻ nhỏ. Một số biện pháp cha mẹ nên thực hiện để bảo vệ con khỏi cúm A:

  • Tiêm ngừa vắc xin cúm định kỳ cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nơi đông người, nhất là vào mùa cúm, để tránh lây virus khiến trẻ sơ sinh bị cúm A.
  • Người chăm sóc cần vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng, tránh ẩm mốc.
  • Không để trẻ ngậm tay hoặc đồ vật không đảm bảo vệ sinh.
  • Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
  • Sử dụng máy lọc không khí, máy phun sương để giữ độ ẩm trong phòng ổn định.

Phân biệt cúm A với cảm lạnh thông thường ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị cúm A, các triệu chứng có thể tương tự với cảm lạnh thông thường nên khiến cha mẹ rất dễ nhầm lẫn. Do đó, việc phân biệt đúng sẽ giúp cha mẹ kịp thời đưa con đến cơ sở y tế khi cần thiết, tránh tình trạng để bệnh kéo dài gây biến chứng.

Một vài điểm khác biệt rõ ràng giữa cảm lạnh và cúm A ở trẻ sơ sinh như sau:

Dấu hiệu Cảm lạnh thông thường Cúm A
Khởi phát Diễn ra từ từ, nhẹ nhàng
Đột ngột, nhanh chóng
Sốt Ít khi sốt cao, thường dưới 38,5 độ C
Sốt cao, thường từ 38,5 độ C trở lên, có khi trên 39 độ C
Tình trạng mệt mỏi Mức độ mệt nhẹ.  Trẻ vẫn chơi và bú mẹ bình thường.
Mệt mỏi rõ rệt, trẻ ngủ li bì, quấy khóc, bỏ bú
Ho, chảy mũi Ho ít, chảy mũi trong, nhẹ
Ho nhiều, đau họng, nghẹt mũi, chảy mũi kèm theo các biểu hiện toàn thân
Nguy cơ biến chứng Hiếm khi có biến chứng
Nguy cơ cao gây viêm phổi, viêm tai giữa, suy hô hấp…

Những sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị cúm A

Khi trẻ sơ sinh bị cúm A, nhiều cha mẹ vì quá lo lắng hoặc thiếu kinh nghiệm có thể vô tình mắc phải những sai lầm trong chăm sóc. Điều này khiến việc điều trị bệnh không dứt điểm mà còn khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những sai lầm phổ biến và lời khuyên quan trọng để tránh mắc phải:

Tự ý dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh mà không có chỉ định bác sĩ

Nhiều phụ huynh khi thấy con sốt cao liền cho uống thuốc hạ sốt hoặc thậm chí dùng kháng sinh mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này rất nguy hiểm, bởi:

  • Dùng sai liều có thể gây ngộ độc thuốc.
  • Kháng sinh không có tác dụng với virus cúm, chỉ dùng khi có bội nhiễm vi khuẩn.

Lời khuyên: Chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt với trẻ sơ sinh. Luôn báo rõ cân nặng, tuổi và triệu chứng của con để bác sĩ kê đơn phù hợp.

Ủ ấm quá kỹ khi con sốt

Một số cha mẹ lo con lạnh nên đắp chăn dày, mặc nhiều lớp áo khi trẻ đang sốt. Thực tế, điều này làm nhiệt độ cơ thể trẻ càng tăng cao, có thể gây co giật sốt.

Lời khuyên: Khi con sốt, nên mặc cho bé quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Có thể dùng khăn ấm lau người để hạ nhiệt thay vì ủ kín.

Không bổ sung đủ nước cho con

Khi trẻ sơ sinh bị cúm A, con bị sốt nên dễ mất nước. Tuy nhiên, khi bị ốm, bé lại lười bú hoặc bỏ bú. Nếu cha mẹ không chú ý bổ sung nước sẽ khiến trẻ mệt hơn và chậm hồi phục.

Lời khuyên: Cho trẻ bú mẹ thường xuyên hơn. Với trẻ đã ăn dặm, có thể cho uống thêm nước điện giải (theo hướng dẫn bác sĩ), nước trái cây loãng, nước cháo…

Chỉ chăm chăm vào điều trị mà bỏ qua dinh dưỡng

Một số cha mẹ chỉ lo cho trẻ uống thuốc mà quên mất tầm quan trọng của việc ăn uống. Trong khi đó, dinh dưỡng tốt giúp cơ thể trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh hơn.

Lời khuyên: Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu, lỏng, ấm như cháo, súp. Trẻ bú mẹ cần tăng cường chất lượng sữa bằng việc mẹ ăn đủ chất, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.

Kết luận

Trẻ sơ sinh bị cúm A sẽ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử trí đúng cách. Là cha mẹ, việc hiểu rõ các triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh sẽ giúp bạn bảo vệ con yêu một cách tốt nhất. Hãy luôn lắng nghe cơ thể bé, quan sát những thay đổi nhỏ nhất và đừng ngần ngại đưa bé đi khám khi có dấu hiệu bất thường. Sức khỏe của con là điều quý giá nhất – và chúng ta có thể bắt đầu bằng những hành động nhỏ mỗi ngày.