Khi bị mắc cúm B, trẻ có thể gặp phải những triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi… khiến bé không thể ăn uống bình thường hay vui chơi. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng và muốn chăm sóc con thật tốt để khoẻ mạnh trở lại. Vậy phương pháp chăm sóc trẻ bị cúm B như thế nào là đúng cách? Cha mẹ cần tránh phạm phải những sai lầm nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hiểu về cúm B ở trẻ để chăm sóc đúng cách
Cúm B là căn bệnh thường khiến trẻ em cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như sốt, đau nhức hay mệt mỏi. Chưa kể, các triệu chứng biểu hiện bên ngoài cũng có thể nhầm lẫn với các loại bệnh cảm cúm thông thường khác. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin cơ bản là bước đầu tiên để chăm sóc đúng cách và hỗ trợ con vượt qua cúm B.
Tại sao trẻ dễ mắc cúm B?

Cúm B do virus cúm loại B (thuộc nhóm virus cúm mùa) gây ra và thường xuất hiện vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Virus này tấn công đường hô hấp, khiến trẻ dễ bị sốt cao và mệt mỏi, đặc biệt khi sức đề kháng còn yếu. Vì vậy, hiểu các con đường virus lây lan sẽ giúp cha mẹ bảo vệ bé tốt hơn và chăm sóc trẻ bị cúm B hiệu quả hơn. Theo đó, 3 con đường lây lan cơ bản khiến trẻ bị nhiễm virus cúm B là:
- Giọt bắn của người bệnh khi ho hay hắt hơi, bay trong không khí và xâm nhập vào mũi, miệng của trẻ.
- Chạm vào bề mặt nhiễm virus, như đồ chơi, tay nắm cửa, rồi bé đưa tay lên mặt.
- Tiếp xúc gần ở nơi đông người, như nhà trẻ, trường học, hoặc khu vui chơi.
Xác định chính xác các triệu chứng cúm B ở trẻ
Do triệu chứng cúm B dễ dàng bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường nên cha mẹ cần phải biết các xác định chính xác biểu hiện của cúm. Nhờ đó, chúng ta mới có thể đưa ra được các phương pháp chăm sóc trẻ bị cúm B phù hợp nhất. Cụ thể, các triệu chứng phổ biến của cúm B ở trẻ bao gồm:
- Con bị sốt cao đột ngột, thường từ 38 – 39 độ C và đi kèm ớn lạnh hoặc run rẩy.
- Trẻ bị ho khan hoặc ho có đờm nhẹ, đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Bé có các biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ, biếng ăn hoặc cáu kỉnh hơn bình thường.
Ngoài những triệu chứng thường gặp ở trên, một số trẻ có thể bị nôn ói, đau bụng hoặc ngủ nhiều hơn. Các triệu chứng này thường kéo dài 5 – 7 ngày nhưng bé sẽ dần hồi phục khi được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, hãy theo dõi sát sao và đưa ra các biện pháp phù hợp ngay từ khi bé bắt đầu có triệu chứng.
Có nên chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà?
Hầu hết các trường hợp bị cúm vẫn có thể chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà nếu bé có triệu chứng nhẹ và được ba mẹ theo dõi cẩn thận. Tuy nhiên, phụ huynh không thể chủ quan và cần biết khi nào có thể tự chăm sóc và khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ.
Khi nào có thể chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà?
Cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà nếu con có triệu chứng nhẹ và tình trạng ổn định. Những trường hợp bé thường không cần nhập viện và sẽ hồi phục với các biện pháp chăm sóc cơ bản là:
- Bé sốt dưới 39 độ C, vẫn tỉnh táo và ăn uống được, dù có thể ít hơn bình thường.
- Trẻ không có dấu hiệu nghiêm trọng như khó thở, co giật hoặc nôn ói liên tục.
- Triệu chứng cúm B cải thiện dần sau 2 – 3 ngày với các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Nếu có những dấu hiệu này, ba mẹ có thể để bé ở nhà và tự chăm sóc con. Điều này vừa giúp bé thoải mái vừa hạn chế nguy cơ lây nhiễm, nhất là khi đến môi trường bệnh vào những đợt cao điểm của dịch cúm. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải luôn luôn đánh giá chính xác tình trạng của bé, không vì chủ quan mà coi nhẹ các biểu hiện nghiêm trọng.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Mặc dù cúm B thường lành tính, một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng, đặc biệt ở trẻ nhỏ hoặc trẻ có bệnh nền. Do đó, nếu bé thuộc nhóm trẻ dưới đây, phụ huynh cần sớm liên hệ với bác sĩ để tránh nguy cơ bệnh nặng hơn:
- Trẻ dưới 2 tuổi.
- Trẻ có bệnh nền như hen suyễn, tim bẩm sinh, hoặc tiểu đường.
- Trẻ sinh non hoặc có cân nặng thấp vì sức đề kháng kém hơn.
Bên cạnh đó, khi chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà, nếu phát hiện thấy những biến chứng nguy hiểm, phụ huynh cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện. Đó là:
- Trẻ liên tục sốt cao trên 39 độ C kéo dài hơn 3 ngày. Nhiệt độ này liên tục ở mức cao và không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt.
- Trẻ có các biểu hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm ngực hoặc môi tím tái khi nằm ngủ.
- Bé ngủ li bì, khó đánh thức, co giật hoặc không ăn uống được gì.
Những dấu hiệu này có thể báo hiệu trẻ có thể đang gặp các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa hoặc mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, ba mẹ đừng chần chừ và đưa bé đi khám kịp thời ngay khi nhận thấy những triệu chứng này.
5 Cách chăm sóc trẻ bị cúm B ở nhà hiệu quả
Chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự sát sao để giúp bé thoải mái và hồi phục nhanh. Ba mẹ cần phải kiểm soát thân nhiệt cho tẻ, đảm bảo dinh dưỡng cũng như sử dụng các loại thuốc, mẹo dân gian hợp lý.
Kiểm soát sốt và giảm triệu chứng

Sốt cao là triệu chứng chính của cúm B và sẽ khiến bé mệt mỏi, khó chịu. Do đó, khi chăm sóc trẻ bị cúm B, ưu tiên hàng đầu của phụ huynh chính là giúp bé hạ sốt. Các biện pháp kiểm soát sốt cho trẻ:
- Sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol theo liều lượng bác sĩ hoặc dược sĩ hướng dẫn, thường dựa trên cân nặng của bé.
- Lau mát bằng khăn ấm ở trán, cổ, nách, và bẹn để giúp bé hạ nhiệt, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
- Cho bé mặc quần áo mỏng, thoáng mát, tránh ủ ấm quá mức vì có thể làm sốt tăng cao.
Ngoài ra, việc giảm các triệu chứng như ho, nghẹt mũi cũng rất quan trọng để bé cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn. Nếu muốn giảm các triệu chứng hô hấp này, chúng ta có thể:
- Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc xịt mũi để làm thông mũi, giúp bé thở dễ hơn.
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm khô họng và kích ứng đường thở.
- Nếu có biểu hiện ho nhiều, cho bé uống nước ấm để làm dịu cổ họng.
Đảm bảo dinh dưỡng và bù nước khi chăm sóc trẻ bị cúm B
Khi bị cúm B, trẻ thường biếng ăn và dễ mất nước do sốt hoặc nôn ói. Do đó, khi chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà, phụ huynh cần phải đảm bảo bé được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng. Để bù nước và dinh dưỡng cho trẻ, chúng ta có thể:
- Cho bé uống nước lọc, nước trái cây loãng (như táo, lê) hoặc dung dịch bù điện giải (ORS). Hãy cho bé uống từng ngụm nhỏ nếu bé nôn ói, để tránh kích ứng dạ dày.
- Chia nhỏ bữa ăn và ưu tiên món mềm như cháo hoặc súp. Thêm chút nước luộc rau hoặc nước hầm xương vào cháo để tăng hương vị mà vẫn dễ tiêu.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, dâu tây, kiwi, nho, ổi… Đây là những thực phẩm quan trọng giúp tăng sức đề kháng, giúp trẻ nhanh hồi phục.
Dinh dưỡng và bù nước đúng cách giúp bé có sức để vượt qua cúm B. Dù vậy, ba mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều vì biếng ăn là bình thường khi bị cúm. Do đó, hãy kiên nhẫn khuyến khích bé ăn uống từng chút một và đảm bảo bổ sung đầy đủ nước cho trẻ.
Không tự ý dùng thuốc kháng sinh
Khi chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà, nhiều cha mẹ lầm tưởng rằng kháng sinh có thể trị cúm B. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm vì cúm B là bệnh do virus và không phải vi khuẩn. Trong trường hợp này, việc tự ý dùng kháng sinh có thể gây nên những nguy cơ sau:
- Bé không khỏi bệnh do thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt được virus cúm B.
- Việc ba mẹ sử dụng kháng sinh không cần thiết có thể gây tác dụng phụ như trẻ bị tiêu chảy, dị ứng.
- Lạm dụng kháng sinh khiến bé có nguy cơ kháng thuốc, dẫn đến nguy cơ khó điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sau này.
Chính vì vậy, cha mẹ chỉ sử dụng kháng sinh khi bác sĩ xác định bé có nhiễm khuẩn thứ phát như viêm tai giữa hoặc viêm phổi. Vì vậy, ba mẹ không nên tự ý sử dụng kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc điều trị nào cho trẻ bị cúm B. Đồng thời, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo bé sử dụng đúng thuốc và điều trị an toàn.
Tránh áp dụng mẹo dân gian chưa kiểm chứng
Khi chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà, cha mẹ thường được mách một số mẹo dân gian như xông lá, xoa rượu hoặc cho bé uống nước lá cây. Tuy nhiên, không phải lúc nào các mẹo dân gian này cũng an toàn và có những mẹo chỉ phù hợp dành cho người lớn. Việc áp dụng không đúng có thể gây ra các rủi ro như:
- Xông hơi quá nóng có thể gây bỏng hoặc làm bé mất nước thêm.
- Dùng rượu xoa bóp có thể gây ngộ độc qua da, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
- Một số loại lá cây không rõ nguồn gốc có thể gây dị ứng hoặc kích ứng đường ruột.
Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ

Mỗi trẻ có sức đề kháng và phản ứng với cúm B khác nhau nên việc theo dõi sát sao là rất quan trọng. Chính vì vậy, khi chăm sóc trẻ bị cúm B, cha mẹ hãy luôn để ý đến những thay đổi nhỏ ở con. Phụ huynh cần:
- Đo nhiệt độ cơ thể bé 3 – 5 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu bé bị sốt cao.
- Quan sát hành vi của bé như mức độ tỉnh táo, khả năng ăn uống hoặc tần suất nôn ói.
- Liên hệ bác sĩ nếu triệu chứng không cải thiện sau 3-5 ngày hoặc bé có dấu hiệu khó thở, li bì.
Kết luận
Chăm sóc trẻ bị cúm B tại nhà là hoàn toàn khả thi nếu cha mẹ hiểu rõ cách kiểm soát triệu chứng, đảm bảo dinh dưỡng và tránh các sai lầm thường gặp. Nếu phát hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, sốt kéo dài hoặc li bì, hãy đưa con đi khám ngay. Tuyệt đối không vì chủ quan mà bỏ qua những biểu hiện này khi có làm trầm trọng tình trạng ốm ở trẻ.
- Esomeprazole có những loại nào? Esomeprazole 40mg giá bao nhiêu?
- Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?
- Top 10 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả
- Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Những biến chứng có thể gặp khi tụt huyết áp
- Soki Tium – Giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn, không quấy khóc