Huyết áp thấp là một căn bệnh thường gặp khiến người bệnh có cảm giác bồi hồi, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhiều khi còn có hiện thượng nhịp tim đập nhanh một cách bất thường. Vậy nhịp tim cao huyết áp thấp có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Mối liên hệ giữa nhịp tim cao huyết áp thấp
Nhịp tim và huyết áp là những chỉ số sức khỏe cơ bản của con người. Với người bình thường thì chỉ số nhịp tim và áp huyết không có sự tương quan lẫn nhau. Nhưng đối với những người đang mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là các bệnh về huyết áp thì cần phải lưu ý những chỉ số này.
Khi nhịp tim tăng cao có thể khiến huyết áp giảm, huyết áp quá thấp cũng là tác nhân chính khiến tim đập nhanh hơn. Trương lực thần kinh trong cơ thể của người bệnh bị giảm một cách đột ngột sẽ khiến các thành mạch máu, mạch máu và cơ tim quá yếu. Sự co bóp của tim giảm sẽ khiến cho việc đẩy máu đi lưu thông khắp cơ thể bị hạn chế, gây thiếu oxy đến các cơ quan trên cơ thể.
Nguyên nhân chủ yếu khiến nhịp tim tăng cao ở người bị huyết áp thấp là do họ vận động mạnh, chơi thể thao, hoặc làm việc quá sức dẫn đến suy nhược cơ thể. Những người bị thiếu máu, cơ thể yếu, mang bầu, mắc bệnh về tim mạch cũng dễ bị nhịp tim cao huyết áp thấp.
Nhịp tim cao huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Những biến chứng của bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến những nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, đau tim. Đặc biệt, bệnh nhân thiếu máu sẽ khiến cho nhịp tim đập nhanh để giúp đưa máu đến các tế bào trên cơ thể. Khi bệnh nhân mắc huyết áp thấp mà thiếu máu, máu sẽ không thể được vận chuyển đến để nuôi tất cả các tế bào trong cơ thể nên các cơ quan như tim, phổi, gan sẽ dần sinh bệnh và bị hủy hoại.
Các biến chứng có thể gặp ở người bệnh huyết áp thấp:
- Sốc hạ áp: Sốc hạ áp là một tình trạng nguy hiểm, do huyết áp giảm xuống thấp tới mức não, thận, tim và các cơ quan quan trọng khác không có đủ máu để hoạt động tốt. Các dấu hiệu của sốc hạ áp có thể thay đổi theo từng người. Ban đầu, người bệnh se cảm thấy nóng, mặt đỏ bừng, sau đó da trở nên lạnh, xanh xao, nổi gân xanh, vã mồ hôi, buồn ngủ, mạch đập yếu và nhanh, thở nông, nhanh. Nếu không cấp cứu kịp thời mà để tình trạng bệnh tiến triển nặng sẽ khiến người bệnh không thể ngồi dậy, dần dần rơi vào trạng thái mất ý thức, thậm chí là tử vong.
- Đột quỵ não: Khi chỉ số huyết áp thấp quá mức, dòng máu lên não sẽ đột ngột giảm mạnh và có thể dẫn tới đột quỵ não. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng này là những cơn đau đầu dữ dội, tê liệt một bên cơ thể, khó nói, chóng mặt, lú lẫn, giảm thị lực, mất dần khả năng tập trung, phân tích và ghi nhớ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.
- Thiếu máu não cục bộ thoáng qua: Hiện tượng tụt huyết áp đột ngột cũng có thể dẫn đến các cơn thiếu máu não thoáng qua, gây ra những triệu chứng tương tự như đột quỵ nhưng chỉ kéo dài trong thời gian ngắn từ vài phút đến 1 giờ. Dấu hiệu này cũng cảnh báo cơn đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Chứng liệt não: Chứng liệt não gây ra tình trạng suy giảm nhớ, sa sút trí tuệ từ từ do lượng máu cung cấp cho não không đủ trong một thời gian dài, dẫn các tế bào thần kinh trung ương thiếu nuôi dưỡng, do đó chúng thoái hóa và chết dần.
- Đau thắt ngực: Khi áp lực bơm máu trong lòng động mạch vành quá thấp sẽ khiến lượng máu tới nuôi cơ tim không đủ. Hiện tượng này kết hợp với tình trạng ứ trệ tuần hoàn sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch vành. Từ đó dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim có thể đe doạ tới tính mạng con người.
- Suy tim: Tình trạng huyết áp thấp kéo dài có thể khiến các cơ quan trong cơ thể luôn trong tình trạng thiếu oxy & chất dinh dưỡng để hoạt động. Nên nó bắt buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp. Việc tim hoạt động gắng sức đi kèm với máu cung cấp cho mạch vành nuôi tim giảm trong thời gian dài sẽ dẫn tới suy tim.
- Các biến chứng nguy hiểm khác: Ngoài tim, các bộ phận khác như não và các cơ quan khác trong cơ thể cũng dễ bị ảnh hưởng khi huyết áp thấp kéo dài mà không được điều trị kịp thời, có thể gây ra suy thận, tiêu hóa kém, suy giảm hoạt động tình dục…
Cách điều trị chứng nhịp tim cao huyết áp thấp
Người bệnh bị nhịp tim cao huyết áp thấp nên thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung những loại thức ăn nhiều sắt giúp tạo máu. Bổ sung các loại protein, axitamin , vitamin C, vitamin B có trong cơm, gan dộng vật, cá, thịt nạc, thịt bò, cam, chanh, rau dền … cho cơ thể.
Hãy tạo cho mình một chế độ ăn uống khoa học, không bỏ bữa. Không nên để cơ thể bị đói và cung cấp nhiều nước cho cơ thể ( ít nhất 2 lít nước / ngày ) để máu được lưu thông tốt hơn đến mọi tế bào trong cơ thể.
Ngoài một chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng cần áp dụng 1 chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. Không nên làm việc quá sức, không thức khuya, ngủ đúng giờ, chăm tập thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh.
Bệnh nhân huyết áp thấp cần đến gặp bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:
- Tầm nhìn hạn chế, có vấn đề.
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Bị mê sảng khi huyết áp giảm.
- Tim đập không đều, tim đập nhanh bất thường.
- Tầm mắt đột nhiên tối sẫm lại, khoảng 5s khi đứng lâu hay khi đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm.
- Strataderm trị nám được không? Hiệu quả trị nám của Strataderm thế nào?
- Tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 3 thuốc derma forte 120 nghìn đồng – So sánh các loại kem trị mụn trong tầm giá
- Soki Tium có tốt cho trẻ sơ sinh không?
- Thuốc Esomeprazole 40 mg: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng