Tía tô là một loại rau thơm và cũng là một loại thảo dược dân gian rất hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt nó còn có tác dụng giúp hỗ trợ điều hòa huyết áp. Vậy huyết áp thấp có uống được lá tía tô không? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?
Tía tô có tên khoa học quốc tế là Perilla frutescens var. crispa, một loại rau thơm rất quen thuộc với chúng ta. Tía tô có cây thân thảo, rễ có màu trắng, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, dễ sống, ưa sáng và độ ẩm cao.
Theo một số nghiên cứu, trong hạt tía tô có chứa đến 40% tinh dầu với các loại acid béo chưa bão hòa (Acid Alpha – linoleic). Còn trong lá tía tô chứa 0.2% tinh dầu với nhiều hoạt chất có lợi như: Aldehyde, Hydrocarbon, Xeton, Furan,…
Trong Y học cổ truyền, lá tía tô có tính ấm, vị cay, có chứa nhiều chất kháng khuẩn và diệt khuẩn cao và là một vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời. Vậy lá tía tô có tác dụng gì đến hệ tuần hoàn không? Việc uống nước hoặc ăn lá tía tô có làm tăng huyết áp không?
Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, hoạt chất Apigenin, acid Rosmarinic và acid Acetic chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng trong phòng tránh và điều trị chứng trầm cảm hữu hiệu, giúp kích thích thần kinh nhẹ để nâng cao tinh thần, giữ cho đầu óc tỉnh táo, giải tỏa tâm trạng và giảm stress. Bởi vậy nó cũng có tác dụng lớn giúp ngăn chặn nguy cơ huyết áp thấp do căng thẳng, stress.
Các tinh dầu trong hạt và lá tía tô có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào cùng các acid béo không bão hòa gồm Omega – 3 có tác dụng làm giảm và kiểm soát lượng Cholesterol xấu trong máu. Giúp bảo vệ hệ tuần hoàn và phòng chống lại các bệnh lý tim mạch như chứng xơ vữa động mạch, huyết áp thấp hoặc huyết áp cao,…
Ngoài khả năng phòng chống tim mạch, lượng tinh dầu trong lá tía tô còn giúp điều tiết hiệu quả cơ chế kiểm soát huyết áp của cơ thể, giúp ổn định huyết áp ở mức không quá thấp cũng không bị tăng cao.
Như vậy, lá tía tô có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe tim mạch. Việc ăn các món ăn hoặc uống nước nấu từ lá tía tô sẽ giúp hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, điều hòa huyết áp và kiểm soát lượng Cholesterol trong máu. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi huyết áp thấp có uống được lá tía tô không?
Trên thực tế, các hoạt chất tinh dầu trong lá tía tô có thể làm tăng huyết áp khi người uống đang bị huyết áp thấp. Nhưng nó không khiến huyết áp tăng quá cao mà chỉ nằm ở một mức ổn định và an toàn. Còn nếu người bệnh có huyết áp cao, thì các hoạt chất trong lá tía tô sẽ giúp làm hạ huyết áp về mức an toàn một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, lá tía tô được Đông y sử dụng để giúp điều hòa huyết áp hiệu quả trở lại bình thường, phù hợp cho những người có huyết áp không ổn định.
Tuy nhiên, công dụng điều hòa huyết áp của lá tía tô chỉ nên áp dụng khi huyết áp ổn định để duy trì mức an toàn, giúp phòng ngừa huyết áp tăng cao hoặc hạ quá thấp. Không sử dụng lá tía tô cho người huyết áp cao đang lên cơ tăng huyết áp hoặc dùng cho người bị huyết áp thấp đang tụt huyết áp để tránh gây nguy hiểm cho người bệnh.
Cách sử dụng lá tía tô hàng ngày để ổn định huyết áp
Người bị huyết áp cao hay huyết áp thấp đều có thể sử dụng lá tía tô để hỗ trợ kiểm soát huyết áp và Cholesterol trong máu một cách an toàn. Cách nấu nước lá tía tô để ổn định huyết áp như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 200g lá tía tô tươi.
- 3 – 4 lát chanh tươi.
- 2 – 2.5l nước lọc.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế và rửa sạch lá tía tô, ngâm vào nước muối loãng trong khoảng 10 phút để sau đó vớt ra rồi để ráo nước.
- Bước 2: Đun sôi nước trong nồi, bỏ lá tía tô vào đun thêm khoảng 3 – 5 phút rồi tắt bếp.
- Bước 3: Đợi nước nguội rồi cho ra chai thủy tinh, bỏ 3 – 4 lát chanh tươi vào và bảo quản lạnh để sử dụng dần trong ngày.
Lưu ý:
- Không đun nước lá tía tô quá 15 phút bởi đun quá lâu có thể làm mất hết các hoạt chất tốt trong lá.
- Không nên uống quá nhiều nước lá tía tô trong cùng một lần uống, chỉ nên uống dưới 500ml/lần và uống khoảng 2 – 2.5l nước lá tía tô mỗi ngày.
- Không lạm dụng uống quá nhiều lá tía tô bởi nó có thể gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi và khó chịu dạ dày.
- Chỉ nên bảo quản và sử dụng nước lá tía tô tối đa 24h. Tốt nhất nên uống nước lá tía tô là khoảng 30 phút trước bữa ăn.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Huyết áp thấp có uống được lá tía tô không? Hy vọng lời giải đáp này sẽ giúp các bệnh nhân huyết áp thấp biết cách sử dụng đúng liều lượng nước lá tía tô để hỗ trợ cải thiện tình trạng huyết áp và hỗ trợ tim mạch hoạt động ổn định hơn. Chúc các bạn thành công.