Hiện nay có nhiều loại thuốc chích tiểu đường insulin được phân chia dựa vào thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian kéo dài của tác dụng. Cùng tìm hiểu về các loại thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về thuốc chích tiểu đường Insulin
Tiểu đường là một rối loạn mạn tính đường máu kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbonhydrate, lipid và protein. Bệnh thường gắn liền với nhiều biến chứng bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác.
Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể con người sẽ bị mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Khiến trong cơ thể có lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này dễ gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và tim.
Có 2 dạng tiểu đường phổ biến là:
Tiểu đường type 1: Với người bị tiểu đường type 1, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, gây ra hiện tượng suy giảm nồng độ hormone insulin trong cơ thể. Lượng insulin quá thấp sẽ khiến glucose vẫn tồn tại trong máu thay vì tiến vào tế bào để nuôi dưỡng tế bào, từ đó khiến chỉ số đường huyết cao.
Tiểu đường type 2: Với người bệnh bị tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2, các tế bào trong cơ thể sẽ có đề kháng với hoạt động của insulin khiến tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để chống lại sự đề kháng này. Khi đó, thay vì di chuyển đến các tế bào, glucose sẽ tích tụ trong máu khiến mức đường huyết tăng.
Với bệnh nhân tiểu đường type 1, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng Insulin nhân tạo. Nó giúp thay thế cho hormone mà cơ thể không thể sản xuất.
1. Chỉ định sử dụng insulin
- Người bệnh có thể dùng insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1c >9% và mức glucose máu lúc đói >15mmol/l.
- Người bệnh tiểu đường đang mắc một bệnh cấp tính khác như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
- Người bệnh tiểu đường bị suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu; người bệnh đang bị tổn thương gan…
- Người bệnh tiểu đường đang mang thai hoặc tiểu đường thai kỳ.
- Người đã từng điều trị bằng các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả hoặc bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu…
2. Bắt đầu dùng insulin
- Thường thì liều sulfonylurea được giảm đi 50% và chỉ uống vào buổi sáng.
- Liều insulin thường bắt đầu với liều 0,1 UI/kg loại NPH, tiêm trước lúc đi ngủ.
- Ngày 2 mũi tiêm với insulin hỗn hợp (insulin mixt), tùy theo mức glucose huyết tương và/hoặc HbA1c.
3. Điều chỉnh liều insulin
- Cần điều chỉnh liều insulin khi tăng liều sulfonylure đến mức tối đa hoặc liệu pháp insulin đạt tới mức 0,3 UI/kg mà vẫn không hạ được lượng đường trong máu.
- Điều chỉnh liều insulin 3-4 ngày/lần hoặc 2 lần/tuần
Các loại thuốc chích tiểu đường insulin
Có nhiều dạng thuốc chích tiểu đường insulin được phân chia dựa vào thời gian bắt đầu tác dụng & thời gian kéo dài của tác dụng. Cụ thể
- Thuốc chích Insulin tác dụng tức thời: Giúp bảo đảm insulin cần cho bữa ăn ngay thời gian tiêm. Dạng insulin này thường được dùng kèm với insulin tác dụng dài hơn. Insulin tác dụng ngắn giúp đảm bảo lượng insulin cần cho bữa ăn trong thời gian từ 30-60 phút. Loại Insulin analog (Aspart, Lispro và Glulisine) có tác dụng sau 10 – 20 phút và kéo dài khoảng 4h. Insulin dạng thuốc chích cũng tương tự insulin ở người, có tác dụng nhanh, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA.
- Thuốc chích Insulin tác dụng ngắn: Thuốc chích Insulin tác dụng ngắn đảm bảo được lượng insulin cần thiết cho bữa ăn trong thời gian từ 30-60 phút. Insulin thường (regular insulin) có thể dùng tiêm truyền tĩnh mạch trong các trường hợp cấp cứu.
- Thuốc chích Insulin tác dụng trung bình: Thuốc chích này đảm bảo được lượng insulin cần cho nửa ngày hoặc qua đêm. Dạng insulin này thường được phối hợp với loại tác dụng tức thì hay loại tác dụng ngắn. NPH insulin là Isophane insulin dịch treo, chỉ dùng tiêm dưới da. Nhóm này còn có tên gọi khác là insulin NPH (Insulatard FlexPen, Insulatard HM). Sau khi tiêm 1 – 2h, thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng giúp làm giảm đường huyết, có thể duy trì trong 10 – 16 giờ.
- Thuốc chích Insulin tác dụng dài: Thuốc chích này đảm bảo được lượng insulin cần cho cả ngày. Dạng này thường được sử dụng phối hợp khi cần với loại tác dụng tức thì hoặc loại tác dụng ngắn. Insulin glargine là một dạng tương đồng với insulin từ cơ thể người, được sản xuất bằng công nghệ tái tổ hợp DNA, có tác dụng phóng thích chậm và ổn định suốt 24h. Thuốc được dùng tiêm dưới da gồm 2 loại Insulin analog detemir và Insulin degludec. Nhóm này có ưu điểm là tác dụng duy trì lâu dài, từ 20 – 22 tiếng nên chỉ cần tiêm 1 mũi trong ngày.
- Thuốc chích dạng hỗn hợp: Thường được dùng 2-3 lần trong ngày trước bữa ăn. Nhóm này thường dùng nhất là NovoMix 30 Flexpe, Mixtard 30 và Mixtard 30 FlexPen, có cùng thời gian tác dụng khoảng 12h.
Bệnh nhân cần nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng insulin. Khoảng thời gian giữa khi tiêm thuốc và bữa ăn có thể thay đổi phụ thuộc vào loại insulin bạn đang sử dụng. Thông thường bệnh nhân cần phối hợp việc sử dụng thuốc với bữa ăn.
Cách dùng thuốc chích tiểu đường insulin
1. Cách dùng
- Trước khi dùng, bệnh nhân cần đo nhiều lần và ghi mức độ đường trong máu để bác sĩ kê đơn.
- Thường thì bệnh nhân cần tiêm ít nhất 2 lần/ngày, có người cần đến 3-4 lần tiêm mới đủ để kiểm soát đường trong máu.
- Ngày tiêm 2 lần với insulin có tác dụng ngắn hoặc trung bình; trước bữa điểm tâm và bữa tối. Insulin ngắn hạn giúp kiểm soát đường vào buổi sáng và chiều tối. Insulin trung bình có thể dùng cho buổi chiều và qua đêm.
- Ngày tiêm 3 lần với insulin ngắn hạn cho buổi sáng và trước bữa cơm chiều, dùng insulin trung bình cho ban đêm.
- Ngày tiêm nhiều lần với insulin ngắn hạn trước bữa ăn chính và insulin trung bình trước khi đi ngủ.
Có thể dùng máy bơm insulin (infusion pump) bơm liên tục để đưa vào da một lượng insulin nhỏ đủ để duy trì đường huyết bình thường mà vẫn có thể tự điều chỉnh để gia tăng insulin tùy theo nhu cầu, giúp người bệnh có thể ăn uống tự do hơn một chút.
Lưu ý: Nếu dùng insulin nhiều thì đường huyết sẽ xuống quá thấp, người bệnh có thể bị phản ứng insulin với các triệu như: nhức đầu, người run rẩy, mệt mỏi, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, buồn nôn, đói bụng, mất định hướng, đôi khi bất tỉnh, làm kinh, hôn mê.
Khi mới dùng insulin, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thay đổi liều lượng. Sau khi đã quen với tình trạng bệnh của mình thì bệnh nhân có thể tự tăng haowcj giảm thuốc. Thường thì người bệnh có thể gia tăng insulin ngắn hạn khi ăn nhiều hơn và ít vận động; giảm insulin khi ăn ít hơn và làm việc tốn sức.
2. Cách bảo quản insulin
- Bảo quản insulin ở nơi không có ánh sáng và nhiệt. Nếu không bảo quản insulin trong tủ lạnh thì nên để thuốc ở mức độ lạnh vừa đủ (nhiệt độ từ 13,33 độ C – 26,67 độ C);
- Không được để insulin đông lạnh hay dùng insulin đông lạnh. Kể cả khi đã được rã đông;
- Bảo quản chai insulin không sử dụng, hộp đựng và bút tiêm insulin trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2,22 độ C – 7,78 độ C. Nếu bảo quản hợp lý, insulin sẽ có tác dụng tốt đến ngày hết hạn in trên bao bì.
- Giữ hộp đựng và bút tiêm insulin đang sử dụng gần đây ở nhiệt độ phòng (từ 13,33 độ C – 26,67 độ C).