Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý xương khớp thường xảy ra khá phổ biến ở những người độ tuổi từ 30 – 50. Bởi phần lớn bệnh nhân chỉ phát hiện và điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng nên căn bệnh này khá nguy hiểm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết các triệu chứng sớm của bệnh này để giúp tăng khả năng phục hồi, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì? Có nguy hiểm không?
Cột sống của con người được cấu tạo bởi 33 đốt sống và được chia thành 5 loại sau:
- 7 đốt sống cổ (C1 – C7)
- 12 đốt sống vùng lưng trên, ngang ngực (D1 – D12)
- 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5)
- 5 đốt xương cùng tại vùng chậu (S1 đến S5)
- 4 đốt xương cụt
Người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường bị các cơn đau vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn hoặc âm ỉ. Các cơn đau biểu hiện rõ khi người bệnh đi lại, đứng hoặc ngồi lâu, hoặc khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Cơn đau sẽ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, nhưng sẽ có cảm giác tê bì. Trong một số trường hợp, cơn đau còn lan xuống mông và 1 trong 2 mặt chân.
Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt của con người, ví dụ như:
- Người bệnh bị đau rễ thần kinh.
- Người bệnh bị rối loạn cảm giác, xúc giác khiến họ mất cảm giác nóng lạnh tại một số vùng da trên cơ thể. Hoặc mất cảm giác ở đầu ngón chân.
- Người bệnh bị bị rối loạn vận động, bại liệt ở hai chân .
- Người bệnh bị rối loạn cơ thắt gây bí tiểu hoặc mất kiểm soát tiểu tiện. Khi đó họ sẽ bị nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L5 S1 xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống. Ở độ tuổi 30, cấu trúc của sụn khớp sẽ bắt đầu có dấu hiệu hư tổn, khiến đĩa đệm mất nước, nhân nhầy bị khô, vòng sụn bên ngoài bị thoái hóa gây rách vỡ. Nếu có các vận động đột ngột đến vùng cột sống thắt lưng sẽ tạo áp lực lên đĩa đệm, khiến chúng bị thoát vị.
Bên cạnh đó, một số hoạt động hàng ngày của con người nh cúi cong lưng và nhấc vật lên đột ngột, cố gắng kiễng chân để lấy vật trên cao, ngồi nhiều, ngồi cong vẹo cột sống, tập luyện thể thao quá sức, ví dụ như khi chơi bóng đá, bóng rổ, tennis, cử tạ, leo cầu thang… cũng dễ gây tổn thương đĩa đệm và vùng cột sống thắt lưng. dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm L5 S1.
- Ngoài ra còn một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khiến người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 như:
- Người bệnh bị chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc một cú ngã từ trên cao, va đập mạnh.
- Người bệnh bị các bệnh lý cột sống bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, viêm xương khớp ở vùng thắt lưng…
- Người bệnh bị thừa cân, béo phì gây áp lực lên sụn khớp và đĩa đệm, khiến đĩa đệm mất đi độ đàn hồi và tính linh hoạt, dễ dẫn đến phình hoặc thoát vị.
Để phòng ngừa và điều trị bệnh, mọi người cần áp dụng đúng các tư thế ngồi và tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm để nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy, người bị thoát vị đĩa đệm nên nằm và…