Cách nhận biết và biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường giữa các đốt sống. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nó có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống bệnh nhân.

Cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bên trong đốt sống và chèn ép vào các rễ thần kinh, tủy sống. Trong cơ thể con người có 24 đốt sống có thể cử động, các đốt sống sẽ không dính trực tiếp vào nhau mà được ngăn cách bởi các khoang giữa đốt sống đó là đĩa đệm. Bộ phận này giúp cột sống có thể cử động uyển chuyển và giảm sóc cho cơ thể linh hoạt hơn.

Bất kỳ đoạn nào của cột sống đều có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh thoát bị đĩa đệm. Nhưng vị trí thường gặp nhất và gây ra nhiều bất tiện nhất là vị trí cột sống thắt lưng. Mỗi vị trí sẽ gây ra những cơn đau khác nhau. Cụ thể:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây chứng đau thắt lưng.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chèn ép dây thần kinh tọa gây ra chứng đau tọa lưng (đau thắt lưng và lan xuống chân).

Các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khiến người bệnh bị liệt và tàn phế suốt đời nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh:

1. Rối loạn đại tiểu tiện

Bệnh khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn. Hội chứng anyf khiến người bệnh bị đại tiểu tiện không tự chủ. Ban đầu, vùng xương cùng bị bí tiểu, sau đó người bệnh sẽ bị đái dầm và nước tiểu chảy một cách thụ động.

2. Ảnh hưởng đến dây thần kinh

Vùng cột sống có rất nhiều dây thần kinh chạy dọc, nên khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ làm cho dây thần kinh bị tổn thương, khiến người bệnh bị đau nhức khó chịu. Khi bệnh bước sang giai đoạn cục bộ, các cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, không chỉ gây cảm giác đau ở vùng cột sống thắt lưng mà còn lan xuống chân tay. Đặc biệt đau mạnh khi người bệnh vận động hoặc làm việc nặng, hoặc khi ho, hắt hơi, đi lại, đứng ngồi lâu…

thoát vị đĩa đệm cột sống2

3. Gây tê liệt, tàn phế

Biến chứng của bệnh có thể gây tê liệt, tàn phế suốt đời cho người bệnh. Nó khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động, đi lại và chỉ nằm một chỗ. Đây là 1 trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

4. Teo cơ chi

Bên cạnh việc gây tổn thương đến vùng cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống còn có thể gây chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ. Từ đó khiến các cơ bị thiếu chất dinh dưỡng và bị teo dần. Biến chứng này khiến người bệnh bị mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc cũng như cuộc sống hằng ngày.

5. Rối loạn cảm giác

Thoát vị đĩa đệm cột sống cũng có thể gây biến chứng rối loạn cảm giác ở khu vực khoang da tương ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương do nó có thể làm tổn thương đến dây thần kinh. Những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương thường có cảm giác nóng lạnh, mất đi cảm giác tê bì chân tay.

6. Hội chứng đau khập khễnh cách hồi

Người bệnh có thể gặp phải các hội chứng đau khập khễnh cách hồi, rối loạn vận động. Biến chứng này khiến người bệnh không tự làm chủ được sức khỏe và cuộc sống của mình. Khi mắc phải hội chứng này, người bệnh chỉ đi được một đoạn phải nghỉ ngơi một lúc mới đi tiếp được. Nó cũng là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng.

Những điều người bị thoát vị đĩa đệm cột sống nên làm để tránh biến chứng

Nhiều người cho rằng khi bị thoát vị đĩa đệm chỉ cần hạn chế trong ăn uống. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:

Những hạn chế trong chế độ ăn uống hằng ngày:

  • Kiêng rượu bia, hạn chế các loại thức ăn không tiêu, đồ uống có gas.
  • Tránh các món ăn làm tăng chất mỡ trong máu như thịt mỡ, xúc xích, dăm-bông, bơ, bánh kẹo, đồ ngọt…
  • Tránh các thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: thịt gia súc, cá trích, gan, nội tạng động vật, thịt lợn muối.
  • Không hút thuốc lá

Những hạn chế trong sinh hoạt:

  • Khi thay đổi tư thế, cần thực hiện từ từ nhẹ nhàng để cơ thể dần thích nghi, tránh những cơn đau cấp.
  • Khi chuyển vị trí từ nằm ngửa để ngồi dậy cần thực hiện từ từ. Nên ngồi dậy trước rồi mới đứng lên, và thực hiện từng bước. Kông được bật dậy ngay khi đang nằm.
  • Tránh các tư thế sai khi khiêng vật nặng. Từ từ ngồi thẳng lưng xuống để khiêng vật nặng và sử dụng lực của khớp chân chứ không dùng lực của cột sống lưng.
  • Không nên chạy nhảy để tránh gây ra chấn thương do áp lực nén. Các áp lực nén khi chạy sẽ tác động lên đĩa đệm
  • Không đi xe đường xa, đường xóc, mấp mô.
  • Không nên xách lệch người. Không ngồi quá lâu trong một thời gian quá ngắn hay quá dài bởi nó đều gây căng thẳng đĩa đệm vì bởi khi ngồi sẽ khiến áp lực đặt trực tiếp lên đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Ngoài việc tạo dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.