Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như chân tay tê bì, mất cảm giác, đại tiểu tiện không tự chủ, mất khả năng lao động, teo cơ, teo chi và đặc biệt là bại liệt vĩnh viễn. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Nó có tác dụng giúp chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức vùng đĩa đệm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu do sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Nhưng thường gặp nhất là hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng.

Bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm 3 dạng chính:

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng
  • Thoát vị đĩa đệm mất nước.

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên tình trạng tê nhức lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, đau vùng cổ và lan xuống vai, cánh tay… Bạn đầu bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ, càng về sau cơn đau sẽ tới dồn dập và dữ dội hơn.

1. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không2

  • Người bệnh lao động, vận động quá sức hoặc sai tư thế dẫn tới tổn thương đĩa đệm
  • Do quá trình thoái hóa tự nhiên, lão hóa ở người già khiến đĩa đệm, cột sống bị mất nước, xơ cứng rất dễ bị tổn thương
  • Do tai nạn, chấn thương vùng xương sống
  • Do di truyền
  • Do người bệnh bị mắc bệnh lý bẩm sinh
  • Do người bệnh bị béo phì, thể trạng cơ thể quá lớn tạo thành gánh nặng cho những đĩa đệm, đặc biệt là khu vực thắt lưng.

2. Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không1

  • Đau nhức tay chân: Bệnh nhân gặp phải những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, cổ và chân tay khi mắc bệnh. Sau đó các cơn đau lan ra vùng vai gáy, chân tay. Đau âm ỉ vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng hoặc đau dữ dội, đau nặng hơn khi vận động, đi lại, giảm đi khi nghỉ một chỗ.
  • Tê bì tay chân: Khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép các rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ. Sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Điều này sẽ khiến người bệnh bị rối loạn cảm giác, luôn có cảm giác như bị kiến bò trong người,…
  • Yếu cơ, bại liệt: Trường hợp này xuất hiện ở người bệnh giai đoạn nặng, thường sau 1 thời gian dài mới phát hiện được. Lúc này người bệnh sẽ khó có thể đi lại, vận động, dần dần dẫn tới teo 2 chân, teo cơ, liệt các chi và phải ngồi xe lăn
  • Cũng có những trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhưng không có triệu chứng gì

3. Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm rất khó để chữa khỏi hoàn toàn bởi vậy phòng ngừa chính là biện pháp hữu hiệu nhất:

  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với các môn thể thao vừa sức, để làm tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này sẽ giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm
  • Không mang vác, vận động quá sức hoặc mang vác đồ đạc sai tư thế
  • Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao của cơ thể, tránh việc thừa cân dẫn đến duy trì áp lực quá nặng lên cột sống.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và kịp thời điều trị, sử dụng đúng phương pháp. Việc điều trị bệnh phải đi từ căn nguyên gây bệnh. Người bệnh cần kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị từ việc sử dụng thuốc, kết hợp chế độ ăn uống tới sinh hoạt hợp lý.

Khi có những dấu hiệu đau, tê bì chân tay, yếu cơ, són tiểu, bí tiểu hoặc mất cảm giác tại bắp đùi, hậu môn, bệnh nhân cần đi khám cơ xương khớp để được điều trị kịp thời.

Khi đi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện việc kiểm tra mức độ căng cứng của vùng lưng thông qua việc yêu cầu bệnh nhân nằm, di chuyển chân theo nhiều tư thế. Hoặc làm các bài test về thần kinh để kiểm tra mức độ thả lỏng, trương lực cơ, khả năng đi lại, cảm nhận kích thích của bệnh nhân.

Trong đó, điều trị bảo tồn là phương pháp điều trị phổ biến nhất nhằm tránh những tư thế gây đau của bệnh nhân. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm chỉnh kế hoạch luyện tập và uống thuốc đúng giờ để giúp giảm triệu chứng trong thời gian ngắn. Nếu các biện pháp trên không giải quyết được, bác sĩ sẽ cân nhắc tới phương pháp vật lý trị liệu hoặc can thiệp bằng phẫu thuật.

Một số liệu pháp thay thế thuốc hoặc kết hợp với thuốc điều trị giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh:

  • Kéo nắn xương khớp
  • Châm cứu
  • Masage
  • Yoga

Chế độ sinh hoạt hữu ích cho quá trình điều trị

  • Hạn chế vận động mạnh hay mang vác nặng
  • Tăng cường nghỉ ngơi, luyện tập các bài thể dục thể thao nhẹ nhàng
  • Đi khám ngay nếu phát hiện triệu chứng nặng hơn
  • Không nằm nhiều, cần vận động nhẹ nhàng