Strataderm gel là một loại kem trị sẹo chuyên đặc trị các loại sẹo lồi, lõm, sẹo rỗ trên mặt do mụn để lại. Nhưng hiện nay nhiều người cho rằng Strataderm còn trị nám được nữa. Vậy Strataderm có trị nám không? Khi nào nên dùng Strataderm trị nám?
Strataderm là gì? Strataderm có trị nám không?
Strataderm là một loại gel trị sẹo, chuyên đặc trị các loại sẹo lồi, lõm, sẹo rỗ trên mặt do mụn để lại. Sản phẩm có hiệu quả trị sẹo cao và đã được tổ chức FDA Hoa Kỳ công nhận.
Strataderm gel có các thành phần lành tính, được chiết xuất từ các dưỡng chất thiên có tác dụng nuôi dưỡng, tái tạo vùng da bị sẹo, thâm, nám, giúp làn da trở nên mềm mịn, trắng sáng tự nhiên hơn. Đặc biệt nó có khả năng khắc phục đến khoảng 90% về các tình trạng thâm nám, sẹo lồi, lõm, rỗ,… kể cả những sẹo có kích thước lớn hay sẹo lâu năm.
Hiệu quả trị sẹo của Strataderm gel có thể trị được mọi loại sẹo:
- Sẹo lồi
- Sẹo lõm
- Sẹo rỗ
- Sẹo do phẫu thuật, tiểu phẫu hay tai nạn
- Thâm do mụn gây ra
- Thâm do bị thủy đậu
- Da bị bỏng
Đặc biệt, Strataderm gel còn được biết đến với khả năng trị nám tàn nhang hiệu quả.
Thành phần của Strataderm trị nám
Strataderm gel được tạo ra do nhiều thành phần kết hợp nhau như Polydimethylsiloxanes, Siloxanes, alkyl methyl Silicones, Silicones,… Cụ thể:
- Polydimethylsiloxanes: Giúp bảo vệ làn da, xử lý bề mặt và tái tạo làn da nhanh chóng. Dưỡng chất Polydimethylsiloxanes giúp cải thiện các tình trạng nám da, khô da, nứt nẻ da, da bị tổn thương lâu dài do mụn gây nên sẹo lõm… Và nó còn giúp làm phẳng, làm mềm sẹo lồi và lấp đầy sẹo rỗ, sẹo lõm trên da.
- Siloxanes, Alkylmethyl Silicones: Các thành phần này kết hợp tạo thành các chuỗi silicone polymer có tác dụng bao phủ toàn bộ bề mặt sẹo, hình thành 1 lớp màng mỏng bảo vệ làn da khỏi các tác nhân từ môi trường bên ngoài gây thâm nám. Và tạo điều kiện cho các hoạt chất bên trong kích thích tái tạo vùng da bị sẹo, thâm, nám.
- Các thành phần tá dược, silicon: Thành phần này giúp lớp gel bám trên da lâu hơn và giải phóng dược chất tốt hơn mà không gây ra cảm giác rít khó chịu hay tắc nghẽn lỗ chân lông.
Các thành phần này kết hợp với nhau giúp cải thiện sẹo lồi phẳng dần xuống, sẹo lõm và sẹo rỗ tái tạo giống với da bình thường hơn. Và cũng nhờ các thành phần này, Strataderm trị nám tàn nhang hiệu quả, mang đến nhiều cải thiện cho làn da.
Strataderm gel giúp cải thiện vùng da bị sẹo, thâm, nám bằng cách tăng sinh các collagen vùng da. Dạng gel dễ thẩm thấu vào da, không gây bít tắc lỗ chân lông. Thành phần lành tính và an toàn đối với mọi đối tượng sử dụng bao gồm cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em trên một tuổi.
Cách sử dụng gel Strataderm trị nám hiệu quả
Cách sử dụng:
- Bước 1: Rửa sạch vùng da mặt bằng sữa rửa mặt hoặc nước sạch, sau đó lau khô hoặc để khô mặt tự nhiên
- Bước 2: Bôi 1 lớp mỏng Strataderm gel lên vùng bị sẹo, massage nhẹ nhàng vùng bôi để gel thẩm thấu vào da.
- Bước 3: Để vùng da bôi thuốc thấm khô trong vài phút (thường là 3-5 phút). Nếu chưa khô thì lấy khăn lau nhẹ phần gel thừa sau đó tiếp tục để khô vùng da bôi gel.
Sau khi gel khô, bạn có thể thoải mái sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng da như kem chống nắng, sữa dưỡng da, kem nền,…
Liều dùng:
- Bôi 1 lớp mỏng Stratadermlên vết sẹo và đợi khô. Cần đảm bảo sẹo sạch và khô
- Bôi 1 lần/ngày cho vùng da phẳng, 2 lần/ngày cho các vùng cơ, nếp gấp
- Thời gian điều trị tối thiểu 60-90 ngày.
Lưu ý: Tùy vào kích thước vết sẹo mà lượng gel có thể điều chỉnh sao cho phù hợp. Không nên lạm dụng bôi nhiều bởi không chỉ gây lãng phí mà còn khiến lớp gel lâu khô hơn.
Lưu ý khi dùng gel Strataderm trị nám
- Chỉ sử dụng gel Strataderm trị nám khi mặt đã sạch và khô.
- Sử dụng gel Strataderm trị nám kiên trì và đều đặn trong một thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất (thường từ 60-90 ngày).
- Trong thời gian dùng gel Strataderm trị nám nên tránh các thực phẩm gây tình trạng sẹo nặng nề hơn như rau muống,..
- Không dùng gel Strataderm trị nám nhiều lần trong ngày với mục đích để nhanh khỏi, chỉ dùng 1-2 lần/ ngày.
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm chồng lên khi mối bôi gel Strataderm trị nám mà chưa khô để tránh làm mất tác dụng của thuốc.