Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không? Đây là điều mà nhiều bệnh nhân tiểu đường quan tâm bởi trong khoai lang có đường. Câu trả lời là CÓ, nhưng người bệnh cần chọn đúng loại khoai lang và có phương pháp chế biến đúng cách.
Vì sao bệnh tiểu đường cần kiêng “đường”?
Bệnh tiểu đường là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa Insulin mạn tính rất gây ra. Insulin là hormone được sản sinh bởi tuyến tụy, có vai trò làm giảm lượng đường trong máu bằng cách “mở cửa” cho các phân tử glucose tiến vào trong tế bào để cung cấp năng lượng.
Khi insulin trong cơ thể được sản sinh ra một cách bất thường hoặc cơ thể không sử dụng insulin tốt sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Tiểu đường có nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng người bệnh như lượng đường huyết cao, suy giảm hệ miễn dịch, giảm cân, tiểu nhiều, đói liên tục, mờ mắt, tê chân… Bởi vậy, người bệnh tiểu đường cần kiêng các thực phẩm có lượng đường cao.
Hiện nay y học vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Nhưng tình trạng bệnh có thể kiểm soát và cải thiện được thông qua quá trình điều trị với một chế độ ăn uống lành mạnh cùng chế độ tập luyện điều độ. Nếu người bệnh chủ quan sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí gây tử vong.
Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, người bệnh cần đặt chế độ ăn uống lên hàng đầu. Nhưng không nên áp dụng chế độ ăn kiêng khem quá mức để tránh dẫn đến suy kiệt sức khỏe, tụt huyết áp. Chế độ kiêng khem cũng không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại thực phẩm mà cần lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể. Và người bệnh cũng cần chú trọng tập thể dục thường xuyên cũng để kiểm soát được lượng đường huyết ở mức an toàn.
Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?
Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bị tiểu đường ăn khoai lang được không? thì câu trả lời là “CÓ”. Dù trong củ khoai lang có nhiều carbohydrate nhưng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được nhưng chỉ trong chừng mực cho phép. Bởi dù khoai lang có chứa carbohydrate có thể làm tăng lượng đường huyết nhưng nó cũng có hàm lượng chất xơ cao, có thể làm cơ thể no lâu, giúp giảm thiểu bớt lượng thức ăn. Đặc biệt, lượng chất xơ này còn giúp làm giảm lượng đường huyết bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.
Ngoài ra, người bị tiểu đường ăn khoai lang còn rất tốt cho sức khỏe bởi trong khoai lang có chứa:
- Carotenoids: Giúp điều hòa đường huyết, làm giảm sự kháng insulin.
- Vitamin C và beta-carotene: Giúp nâng cao hệ miễn dịch, tốt cho mắt. Đây còn là 2 chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng quan trọng trong việc loại bỏ gốc tự do gây nguy hại cho tế bào.
- Sắt: Trong khoai lang có 1 lượng lớn chất sắt, có tác dụng giúp các tế bào hồng cầu tạo ra oxy & vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
- Protein thực vật: Khoai lang cung cấp nguồn protein thực vật phong phú, giúp no lâu và thúc đẩy giảm cân, làm tăng độ nhạy insulin.
Không chỉ vậy, một số loại khoai lang còn rất có lợi cho những người mắc các bệnh liên quan đến đường huyết và béo phì. Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang còn chứa các chất có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2.
Người bị tiểu đường nên ăn loại khoai lang nào?
Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không còn phụ thuộc vào việc bạn chọn loại khoai lang nào. Dưới đây là 3 loại khoai lang phù hợp với người bị bệnh tiểu đường:
- Khoai lang cam: Đây là loại khoai lang phổ biến được tìm thấy trong các siêu thị ở Hoa Kỳ. Loại khoai lang này có vỏ màu nâu đỏ và ruột màu cam. Nếu so với các loại khoai lang trắng hoặc khoai tây, khoai lang cam có chứa hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều, nên chỉ số đường huyết của khoai lang cam cũng nhỏ hơn.
- Khoai lang tím: Loại khoai lang này rất phổ biến ở Việt Nam, với đặc trưng là có màu tím ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Khoai lang tím có hàm lượng GL thấp hơn khoai lang cam. Ngoài các chất dinh dưỡng, trong củ khoai lang tím còn chứa anthocyanin. Đây là một hợp chất polyphenolic có tác dụng có thể đảo ngược hoặc ngăn ngừa béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin. Anthocyanin hoạt động trong cơ thể thông qua nhiều cơ chế, trong đó có giảm tiêu hóa carbohydrate trong ruột.
- Khoai lang Nhật Bản (Satsuma Imo): Loại khoai lang này còn được gọi là khoai lang trắng, dù nó có màu tím ở bên ngoài và màu vàng ở bên trong. Khoai lang Nhật có chỉ số đường huyết ở mức cho phép và có chất caiapo, một hoạt chất này đã được chứng minh có thể giúp giảm tình trạng thèm ăn. Ngoài ra, caiapo còn là hoạt chất làm giảm cholesterol máu, giúp giảm các nguy cơ biến chứng mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Lưu ý đối với bệnh nhân tiểu đường khi ăn khoai lang
Theo các chuyên gia, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 40 – 50g tinh bột cho mỗi bữa chính. Trong khi đó, 100g khoai lang chứa khoảng 20 gam tinh bột. Như vậy bạn có thể ăn khoảng 200g khoai lang cho mỗi bữa chính. ngoài ra bạn cần chú ý:
- Hạn chế tinh bột từ thực phẩm khác: 200 gam khoai lang đã cung cấp đủ lượng tinh bột bạn cần tiêu thụ hằng ngày. Bởi vậy bạn nên hạn chế các thực phẩm cung cấp tinh bột khác.
- Kết hợp ăn rau xanh và trái cây: Người bị tiểu đường luôn cần được bổ sung rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ. Rau xanh và trái cây vừa cung cấp vitamin thiết yếu, vừa cung cấp chất xơ giúp giảm bớt hấp thu đường, cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Không nên ăn thường xuyên: Ăn khoai lang tuy không gây tăng đường huyết nhưng bạn cũng không nên dùng quá thường xuyên. Người bị tiểu đường cần có chế độ ăn hợp lý, thay đổi món liên tục để tránh gây nhàm chán.
- Nên ăn vào buổi sáng: Bạn nên ăn khoai lang vào buổi sáng để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Trong bữa trưa và bữa tối, bạn nên ăn ít khoai hơn và thay vào đó là các thực phẩm khác thuộc nhóm vitamin, chất xơ hay chất đạm.
- Không ăn khoai lang sống: Khoai lang sống có hàm lượng đường cao hơn, không tốt cho người bệnh tiểu đường và nó còn có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bạn.
Những người bệnh tiểu đường không nên ăn khoai lang
Khoai lang khá tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường nhưng vẫn có những đối tượng đặc biệt không nên ăn khoai lang như:
- Bệnh nhân tiểu đường có hệ tiêu hóa kém: Ăn khoai lang có thể gây tăng tiết dịch vị, nên nếu người bệnh tiểu đường có hệ tiêu hóa kém sẽ dễ bị đầy hơi, khó tiêu.
- Người bị tiểu đường đang đói: Không nên ăn khoai lang khi đang đói bởi nó có thể làm tăng tiết dịch vị, đầy bụng, sinh hơi. Để giảm các triệu chứng này, bạn cần luộc khoai kĩ trước khi ăn.
- Người bị tiểu đường kèm theo bệnh thận: Trong củ khoai lang có chứa khá nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali. Nên nếu khả năng đào thải của thận không tốt, lượng kali trong máu cao sẽ dễ dẫn đến những bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.
Trên đây là lời giải cho câu hỏi tiểu đường ăn khoai lang được không? Khoai lang được cho phép sử dụng trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường đường. Nhưng điều quan trọng là bạn cần ăn khoai lang đúng cách và ở mức vừa phải. Ngoài ra, người bệnh còn cần kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh và tinh thần thoải mái để giúp điều hòa đường huyết hiệu quả.