Nấm da đầu là một bệnh ngoài da do một số loại nấm tấn công và phá hủy bề mặt da đầu, khiến da bị tổn thương, có thể nổi các mụn nước, nặng hơn gây viêm loét, rụng tóc. Nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến cả ngoại hình và tâm lý người bệnh.Vậy bệnh nấm da đầu có lây không? Nó gây ảnh hưởng gì đến người bệnh? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Bệnh nấm da đầu gây ra do đâu?
Bệnh nấm da đầu là 1 dạng nhiễm trùng xảy ra ở da đầu do chứng rối loạn da, xảy ra khi có sự xâm nhập và hoạt động mạnh của 1 số vi khuẩn gây nấm. Bệnh xảy ra ở nhiều người, nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi.
Bệnh nấm da đầu thường gây khó chịu, ngứa ngáy nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác về da đầu như chấy, vẩy nến, á sừng. Nhưng nếu không điều trị sớm và để bệnh tiến triển nặng hơn thì vùng da đầu có thể bị viêm nặng hoặc nhiễm trùng, gây rụng tóc và để lại sẹo vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu:
- Do vệ sinh da đầu không sạch sẽ: Nếu người bệnh vệ sinh da đầu không sạch sẽ, mồ hôi kết hợp với bụi bẩn và các tế bào chết sẽ tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Hoặc khi chúng ta gội đầu không đúng cách, gãi và chà xát quá mạnh sẽ làm cho da đầu bị trầy xước. Da đầu bị tổn thương sẽ khiến nấm dễ dàng xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong hơn.
- Do thói quen sinh hoạt: Những người để đầu quá bẩn rồi mới gội hoặc có thói quen gội đầu vào buổi tối, không sấy tóc khô hẳn mà đã lên giường đi ngủ sẽ dễ bị nấm da đầu. Hoặc nếu sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị bệnh như: lược, mũ, chăn gối cũng dễ bị nhiễm nấm.
- Do lây nhiễm từ động vật: Thú cưng nuôi trong nhà rất dễ bị các loại nấm xâm nhập, nếu không được vệ sinh tắm rửa sạch sẽ. Khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, bạn có thể dễ dàng bị nhiễm nấm bởi những loại nấm này cũng có khả năng lây sang người.
- Các nguyên nhân khác: Do môi trường ô nhiễm, nguồn nước sử dụng bị nhiễm vi khuẩn, nấm cũng gây nấm da đầu.
Triệu chứng của bệnh nấm da đầu:
- Đầu xuất hiện gàu nhiều: Bị nấm khiến da đầu tiết ra bã nhờn nhiều hơn bình thường, đặc biệt là da đầu bị gàu ướt.
- Ngứa, nổi mụn: Bạn sẽ có cảm giác bứt rứt khó chịu ngay cả khi mới gội đầu xong. Kèm theo là các triệu chứng da nổi mụn đỏ, vùng da bị tổn thương sần dày.
- Rụng tóc: Thường sau khoảng 20 – 30 ngày nhiễm bệnh, tóc sẽ bị rụng với số lượng ít nhiều tùy thời điểm.
- Rụng tóc thể mảng: Bạn sẽ thấy tóc rụng thành từng mảng có dạng đám tròn hay bầu dục lộ ra hẳn bên ngoài.
Bệnh nấm da đầu có lây không?
Nấm da đầu có lây không? Câu trả lời là CÓ. Nấm da đầu cũng như các bệnh nhiễm nấm khác đều có khả năng lây nhiễm. Các vi khuẩn gây nấm da đầu như Trichophyton và Microsporum đều có khả năng khiến bệnh nấm da đầu lây từ người này sang người khác. Các vi khuẩn này có thể có tồn tại ở môi trường bên ngoài và lây nhiễm cho người bệnh hoặc lây nhiễm từ người này sang người khác. Chúng tồn tại trên da đầu, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh trưởng rất mạnh.
Những người khỏe mạnh cũng có thể bị nhiễm nấm khi tiếp xúc trực tiếp với người bị nấm da đầu hoặc động vật nhiễm nấm. Ví dụ khi họ dùng phòng thay đồ chung, vòi sen, khăn tắm, quần áo, lược cải tóc, mũ,… mang bào tử nấm thì sẽ có khả năng bị lây nhiễm khi sử dụng chung.
Ngoài ra, người bị nấm da đầu có thể làm rơi các mảnh da mang 1 lượng bào tử nấm, nấm có thể tồn tại trong môi trường ở một khoảng thời gian nhất định và lây bệnh cho người khác.
Bệnh nấm da đầu ảnh hưởng gì đến người bệnh?
Bệnh nấm da đầu tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây ảnh hưởng khá lớn đến mặt thẩm mỹ và tâm lý của con người, thậm chí khiến chất lượng cuộc sống người bệnh bị suy giảm. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đến con người:
1. Gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu, kéo dài
Ngứa ngáy là một triệu chứng điển hình của bệnh nấm da đầu. Tình trạng ngứa ngáy da đầu kéo dài liên tục trong nhiều ngày sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Họ sẽ gãi mạnh khiến da đầu bị tổn thương. Nếu da đầu bị tổn thương mà không được xử lý nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và các vi khuẩn khác tấn công gây viêm nhiễm da đầu.
Đặc biệt, việc kiềm chế các cơn ngứa ngáy hay phải gãi nhiều sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, dễ bị đau đầu, mất tập trung khi làm việc, từ đó làm ảnh hưởng đến cả chất lượng đời sống và năng suất làm việc của người bệnh.
2. Ảnh hưởng đến ngoại hình
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà người khác có thể dễ dàng nhận ra bạn có đang bị nấm da đầu nay không. Điều này sẽ khiến bạn vô cùng tự ti và xấu hổ. Nấm da đầu có thể gây rụng tóc từng mảng làm lộ lớp da đầu, ảnh hưởng đến ngoại hình và thẩm mỹ của người bệnh.
Ngoài ra, khi bị nấm da đầu, vùng da bị tổn thương có thể sẽ xuất hiện các mụn nước lấm tấm, lở loét, thậm chí nhiều người bệnh có thể mất một mảng tóc. Nếu bệnh trở nặng, các mụn nước sẽ bị vỡ và gây ra mùi khó chịu.
Có thể nói bệnh nấm da đầu ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh không chỉ gây tổn thương ở da đầu mà còn có thể lan xuống mặt, sau tai và sau gáy. Trong trường hợp nặng hơn, nó có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
3. Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh
Bệnh nấm da đầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến mặt tâm lý của người bệnh, nhất là khi vết thương xuất hiện ở những vùng dễ nhìn thấy như gần trán, sau cổ, gáy…
Các mảng da đầu bị bong tróc xuất hiện nhiều tại các vùng chân tóc sẽ khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin và ngại khi giao tiếp. Đặc biệt, bệnh nấm da đầu có thể lây nhiễm từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Vậy nên người bệnh thường phải chịu cách ly bằng cách giữ khoảng cách với mọi người. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến tâm lý người bệnh bị suy sụp, chán nản và có thể dẫn đến trầm cảm.
- Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Nguyên nhân huyết áp thấp và cách phòng ngừa bệnh huyết áp hiệu quả
- Strataderm trị nám được không? Hiệu quả trị nám của Strataderm thế nào?
- Tretinoin là gì? Tretinoin và retinol khác nhau như thế nào?
- Người bị tiểu đường uống nước dừa được không?