Việc lựa chọn thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chữa bệnh của người bị tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường cần phải hết sức thận trọng cho việc lựa chọn thực phẩm. Vậy người bị tiểu đường kiêng rau gì? Loại rau củ nào người bị tiểu đường nên ăn và cần kiêng? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Bệnh tiểu đường kiêng rau gì?
Bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường, là 1 bệnh rối loạn chuyển hóa Insulin mạn tính rất gây ra. Insulin là hormone được sản sinh bởi tuyến tụy, có vai trò làm giảm lượng đường trong máu bằng cách “mở cửa” cho các phân tử glucose tiến vào trong tế bào để cung cấp năng lượng.
Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể con người sẽ bị mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Khiến trong cơ thể có lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này dễ gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và tim.
Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi mà các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp kiểm soát triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh để đảm bảo bệnh nhân có cuộc sống bình thường.
Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và thường xuyên vận động để kiểm soát bệnh hiệu quả. vậy bệnh tiểu đường kiêng rau gì? Dưới đây là những loại rau củ mà người bệnh tiểu đường cần kiêng ăn:
- Khoai tây: Khoai tây vì có vị ngọt, béo, giàu tinh bột bởi vậy người bị tiểu đường không nên ăn loại củ này.
- Khoai từ, khoai mỡ: 2 loại củ này giàu tinh bột mọc dưới đất, không tốt trong việc giữ cân bằng lượng đường trong máu của người bệnh
- Củ dền: Củ dền là loại củ có hàm lượng đường cao bởi vậy người bị tiểu đường cũng không nên ăn.
- Cà chua: Trong quả cà chua có a xít citric nhưng về cơ bản đều có vị ngọt. Bệnh nhân tiểu đường nên tránh ăn cà chua sống, nếu muốn ăn chỉ nên ăn cà chua chín và ăn với một số lượng ít.
- Bắp ngô: Bắp ngô giàu tinh bột và có vị ngọt, người bị tiểu đường nên ít ăn ngô để tránh nồng độ đường trong máu tăng cao.
- Bắp chuối: Bắp chuối cũng có vị ngọt như quả chuối và cũng giàu tinh bột bởi vậy người bị tiểu đường cũng không nên ăn.
- Khoai lang: Khoai lang rất tốt đối với người có sức khỏe bình thường, nhưng với người mắc bệnh tiểu đường thì nên ít ăn, bởi trong khoai lang có hàm lượng tinh bột cao.
Bệnh tiểu đường nên ăn rau củ gì thì tốt?
Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên các loại rau có chỉ số glucose thấp bởi các loại rau này sẽ giúp ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu. Mức glucose trong chế độ ăn uống cho biết cơ thể hấp thu đường từ thức ăn nhanh như thế nào. Nếu bạn ăn thực phẩm có glucose cao, cơ thể sẽ hấp thụ lượng đường trong máu nhanh hơn nhiều.
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn các loại rau củ có chỉ số glucose thấp để tránh làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Dưới đây là những loại rau củ mà người bệnh tiểu đường nên ăn:
1. Các loại rau có ít glucose
Các loại rau có ít glucose người bị tiểu đường nên ăn hằng ngày: Cải bắp, Măng tây, Bông cải xanh, Súp lơ trắng, Đậu xanh, Rau diếp, Cà tím, Ớt Hạt, đậu tuyết, Rau bina, Rau cần tây….
2. Các loại rau có hàm lượng nitrat cao:
Nitrat là 1 chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên được tìm thấy trong một số loại rau. Ăn thực phẩm tự nhiên giàu chất nitrat có thể giúp làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Bạn nên chọn những loại rau có nhiều nitrat tự nhiên, không chọn những loại rau được cho thêm nitrat trong quá trình chế biến. Các loại rau chứa nitrat bao gồm: củ cải đường và nước ép củ cải đường, rau diếp, cần tây và cây đại hoàng.
3. Rau cung cấp protein thiết yếu
Chế độ ăn giàu protein sẽ giúp người bệnh cảm thấy no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn vặt giữa các bữa chính. Lượng protein cần thiết hàng ngày phụ thuộc vào cân nặng, giới tính, tình trạng hoạt động của con người và một số yếu tố khác. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn về lượng protein cần được cung cấp hàng ngày. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người năng động, người cao to sẽ cần nhiều protein hơn những người khác.
Các loại rau giàu protein người bệnh tiểu đường nên ăn: Cải xoong, Mầm cỏ linh lăng, Cải bó xôi, Cải thìa, Măng tây. … Cải bẹ xanh, Bông cải xanh, Cải búp, Súp lơ trắng, Bắp cải Brucxen…
4. Các loại rau giàu chất xơ
Phần lớn các loại rau củ đều có chứa nhiều chất xơ. Chất xơ trong rau củ có nguồn gốc tự nhiên và có thể ăn trực tiếp mà không cần bổ sung. Bởi vậy rau trở thành 1 thành phần quan trọng trong thực phẩm điều chỉnh lượng đường.
Ăn các loại rau giàu chất xơ rất tốt đối với người bị tiểu đường, nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm lượng cholesterol trong máu cao và giúp kiểm soát cân nặng. Hằng ngày, lượng chất xơ hấp thụ thích hợp là 25 gam (g) đối với phụ nữ và 38 gam đối với nam giới. Những loại rau giàu chất xơ mà người bệnh tiểu đường nên ăn hằng ngày: Củ cải, Cà rốt, Bông cải xanh, Cải bắp, Đậu hà lan, Bơ…