Những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây nên những cơn đau nhức khó chịu, khiến người bệnh mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy thoát vị đĩa đệm đau ở đâu? Triệu chứng thoát vị đĩa đệm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Nó có tác dụng giúp chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức vùng đĩa đệm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu do sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Nhưng thường gặp nhất là hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng.
Tình trạng thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào, tuy nhiên thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên tình trạng tê nhức lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, đau vùng cổ và lan xuống vai, cánh tay… Bạn đầu bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ, càng về sau cơn đau sẽ tới dồn dập và dữ dội hơn.
Thoát vị đĩa đệm đau ở đâu?
1. Triệu chứng đau khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm đau ở đâu? Người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng thường gặp phải triệu chứng đau tại nhiều vị trí trên cột sống. Ban đầu, những cơn đau ở mức độ nhẹ khiến người bệnh chủ quan. Càng về sau cơn đau càng tăng lên dữ dội dẫn đến mệt mỏi, lười vận động, ảnh hưởng năng suất làm việc. Những triệu chứng đau khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm:
Đau thắt lưng: Vùng lưng xuất hiện những cơn đau đột ngột dữ dội hoặc âm ỉ liên tục, đau buốt từng cơn.
Cơn đau lan rộng: Khi bệnh trở nặng, các cơn đau không chỉ dừng lại ở vùng thắt lưng mà còn lan xuống dọc vùng mông, mặt trước và sau đùi, gây cảm giác tê bì phần mu bàn chân.
Cơn đau gia tăng khi vận động: Những cơn đau sẽ biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Nhưng khi người bệnh ho, hắt hơi, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng. Hoặc khi ngồi hay đứng quá lâu cũng sẽ gây đau đớn.
Biến chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng:
- Giảm khả năng hoạt động: Người bệnh bị giảm khả năng hoạt động, có thể không ưỡn lưng hoặc cúi người xuống được. Chân tay yếu hơn bình thường, khó khăn khi cầm nắm đồ vật và khả năng vận động bị hạn chế. Hoặc tư thế của người bệnh có thể bị thay đổi, vẹo về một bên để chống đau. Nếu đau nặng, người bệnh phải nằm bất động một bên khi ngủ cho đỡ đau.
- Mất kiểm soát cơ thể: Tình trạng này xảy ra khi phần nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát vị, lồi ra ngoài gây chèn ép lên dây thần kinh, khiến người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, nguy hiểm hơn có nguy cơ bị teo cơ, bại liệt,..
- Rối loạn đại tiểu tiện: Người bệnh có triệu chứng bị bí tiểu, đái dầm, đái són, đại tiện khó khăn, hay muốn đi đại tiện nhưng lại không đi được,…
- Teo cơ: Do sự sụt giảm khối lượng và sức mạnh của cơ, dẫn đến tình trạng suy yếu các chi, 1 phần tay hoặc chân nhỏ hơn so với phần còn lại.
- Bại liệt: Các biểu hiện của chứng bại liệt gồm sốt, đau đầu, cứng lưng, mất cảm giác ở phần dưới cơ thể, táo bón,…
- Rối loạn cảm giác: Tại các vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương có thể gây nên cảm giác nóng lạnh thất thường hay mất đi cảm giác, tê bì chân tay.
- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Đây là 1 dạng rối loạn vận động, nó khiến người bệnh không làm chủ được sức khỏe của mình. Biểu hiện của hội chứng này là người bệnh đi được một đoạn thì phải nghỉ ngơi một lát rồi mới đi tiếp được.
2. Triệu chứng đau khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Nhiều người thường nhầm lẫn các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là những cơn đau thông thường, khiến bệnh nhân chủ quan và lơ là trong việc điều trị bệnh sớm. Đến khi phát hiện ra thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn. Cơn đau ở bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có những biểu hiện sau:
Đau dọc vùng gáy: Khi mới bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, ban đầu bệnh nhân sẽ thấy có những cơn đau ở 1 hay 2 đốt sống cổ hoặc là đau dọc cả vùng gáy.
Đau nhức lan rộng: Sau một thời gian, nếu không được điều trị kịp thời, cơn đau sẽ lan rộng ra từ bả vai đến tay, gây tê dọc cánh tay và bàn tay, thậm chí lan lên sau đầu và hốc mắ. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ phát triển nhanh chóng kèm theo các cơn đau lan rộng ra khắp cơ thể
Cường độ cơn đau thất thường: Các cơn đau ở cổ không đồng nhất, có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng, mức độ đau tăng lên khi bạn nghiêng cổ, cúi đầu, ngước lên hoặc ho, hắt hơi.
Mất cảm giác: Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể khiến người bệnh bị giảm cơ lực tay, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường như cầm, nắm, vác hay mặc quần áo.
Hạn chế khả năng hoạt động: Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, các cử động tại cổ và cánh tay của bệnh nhân sẽ bị hạn chế, khó đưa tay ra sau lưng hoặc dơ lên cao. Sau thời gian dài nếu không được điều trị, người bệnh dễ bị tê liệt vùng cổ và các chi.
Yếu cơ: Nếu đĩa đệm bị thoái vị nghiêm trọng gây chèn ép tủy sống, chân và tay sẽ bị yếu đi. Người bệnh không thể đi đứng vững được. Nặng hơn người bệnh sẽ thấy cơ đùi hay bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
Các dấu hiệu khác:
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây đau một bên lồng ngực, khó thở, táo bón hay khó tiểu. Các triệu chứng tăng dần theo cấp độ từ nhẹ tới nặng
- Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như hẹp ống sống, thiếu máu não, tàn phế, hội chứng chèn ép tủy,…
- Đĩa đệm tổn thương khó tự phục hồi được do không được cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp.
Thoát vị đĩa đệm đau ở đâu? Nhìn chung, các triệu chứng đau là biểu hiện thường gặp ở bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, có rất ít người phát hiện ra triệu chứng thoát vị đĩa đệm ngay từ sớm. Đến khi đi khám thì bệnh đã chuyển sang nặng hơn và biến chứng khá nguy hiểm. Bởi vậy, khi có dấu hiệu đau cột sống bạn cần đi khám ngay để điều trị kịp thời để có thể phục hồi nhanh hơn nhé.