Cách Điều Trị Cúm B Tại Nhà: 3 Biện Pháp Đơn Giản & Hiệu Quả

dieu-tri-cum-B-tai-nha-nhu-the-nao

Cúm B là một bệnh quen thuộc, thường khiến người bệnh sốt, ho và mệt mỏi, đặc biệt vào mùa đông. Vậy cách điều trị cúm B tại nhà như thế nào để an toàn và hiệu quả? Hãy cùng khám phá các bước đơn giản để giúp bạn hoặc người thân nhanh chóng hồi phục và tránh biến chứng nhé!

Hiểu về cúm B và khả năng điều trị tại nhà

Cúm B là một bệnh do virus cúm mùa loại B gây ra, thường xuất hiện vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân. Hầu hết các trường hợp không quá nghiêm trọng và người bệnh sẽ tự hồi phục nếu được điều trị cúm B đúng cách tại nhà. Vì vậy, việc hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng là bước quan trọng để đưa ra các biện pháp điều trị cúm B tại nhà phù hợp.

Các con đường lây lan virus cúm B

Cúm B do virus cúm B tấn công đường hô hấp và gây ra các triệu chứng như sốt, đau họng và mệt mỏi. Mặc dù ít gây đại dịch như cúm A nhưng cúm B vẫn dễ lây lan trong cộng đồng. Theo đó, virus cúm B sẽ lây lan qua 3 con đường chính là:

  • Lây từ giọt bắn khi người bị nhiễm cúm ho, hắt hơi hoặc virus bay trong không khí.
  • Chạm vào bề mặt nhiễm virus như tay nắm cửa rồi đưa tay lên mũi, miệng.
  • Tiếp xúc gần ở nơi đông người như trường học hoặc văn phòng.

Triệu chứng của cúm B cần chú ý

Dieu-tri-cum-B-tai-nha-dua-tren-cac-trieu-chung-dien-hinh-can-biet
Điều trị cúm B tại nhà dựa trên các triệu chứng điển hình cần biết

Nhận biết triệu chứng là bước quan trọng để điều trị cúm B tại nhà kịp thời. Các dấu hiệu thường xuất hiện đột ngột và có thể khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. Đồng thời, việc phân biệt triệu chứng cúm B với cảm lạnh sẽ giúp bạn chăm sóc đúng cách hơn. Do đó, các triệu chứng phổ biến của cúm cần biết là:

  • Sốt cao với nhiệt độ cơ thể dao động thường từ 38 độ C đến 39 độ C. Đồng thời, người bệnh có thể kèm theo các cơn ớn lạnh hoặc run rẩy.
  • Đau nhức cơ, đau đầu và mệt mỏi toàn thân. Điều này khiến bệnh nhận không thể tập trung làm việc và chỉ muốn nghỉ ngơi.
  • Ho khan, đau họng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, gây khó chịu.

Đối với một số người bệnh, đặc biệt là trẻ em, có thể gặp thêm triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như buồn nôn hoặc đau bụng. Những triệu chứng này thường kéo dài 5-7 ngày nên cần phải chú ý đến cơ thể để bắt đầu điều trị sớm.

Có thể điều trị cúm B tại nhà không?

Câu trả lời là có. Hầu hết các trường hợp cúm B có thể được chăm sóc tại nhà mà không cần nhập viện. Tuy nhiên, chúng ta cần biết chăm sóc đúng cách để giảm bớt các triệu chứng và tránh biến chứng. Hãy cùng tìm hiểu các bước cụ thể để điều trị cúm B tại nhà một cách an toàn và hữu hiệu.

Khi nào có thể điều trị cúm B tại nhà?

Hầu hết người mắc cúm B chỉ cần nghỉ ngơi và chăm sóc cơ bản để vượt qua bệnh. Các trường hợp nhẹ thường tự cải thiện các triệu chứng sau vài ngày nếu biết cách điều trị cúm B tại nhà đúng phương pháp. Dưới đây là 3 dấu hiệu cơ bản cho thấy người bệnh có thể tự điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện:

  • Triệu chứng cúm nhẹ đến trung bình như sốt dưới 39 độ C, ho nhẹ hoặc mệt mỏi.
  • Người bệnh không có dấu hiệu nghiêm trọng như khó thở, đau ngực hoặc sốt kéo dài quá 5 ngày.
  • Bệnh nhân có thể tự ăn uống được dù có thể chán ăn tạm thời.

Nếu bạn hoặc người thân có những dấu hiệu này, việc điều trị tại nhà là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên chủ quan và hãy theo sát người bệnh ngay từ lúc các triệu chứng đang ở dạng nhẹ. Nhờ dó, chúng ta có thể phát hiện sớm nếu các triệu chứng cúm trở nặng để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.

Khi nào người bệnh cúm B cần đi khám bác sĩ?

Khong-nen-dieu-tri-cum-B-tai-nha-khi-cac-trieu-chung-tro-nang
Không nên điều trị cúm B tại nhà khi các triệu chứng trở nặng

Mặc dù thường lành tính, một số trường hợp có thể trở nghiêm trọng khiến việc điều trị cúm B tại nhà không khả thi. Đặc biệt, nếu người bị cúm là trẻ nhỏ, người già hoặc người có bệnh nền, nguy cơ xảy ra biến chứng sẽ cao hơn. Dưới đây là 3 dấu hiệu cho thấy người bệnh cần được đi khám hoặc liên hệ bác sĩ ngay lập tức:

  • Sốt cao trên 39°C kéo dài hơn 3 ngày không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Gặp phải các triệu chứng như khó thở, đau ngực hoặc có cảm giác tức ngực khi hít thở.
  • Mệt mỏi nghiêm trọng khiến người bệnh không thể ăn uống hoặc đứng dậy.

Đây là những dấu hiệu báo hiệu các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi hoặc nhiễm trùng nặng. Vì vậy, đừng chần chừ nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này. Điều trị kịp thời sẽ giúp bạn an toàn hơn.

3 đối tượng cần cẩn trọng khi bị cúm B

Đối với từng nhóm tuổi và đối tượng người bệnh, việc điều trị cúm B tại nhà không quá phức tạp. Tuy nhiên, với 3 nhóm người dưới đây, chúng ta buộc phải theo sát và kỹ lưỡng trong việc chăm sóc. Đó là:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tuổi: Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc cúm hơn và nguy cơ biến chứng cũng cao hơn.
  • Người trên 65 tuổi: Ở người cao tuổi, sức đề kháng giảm theo tuổi tác. Điều này khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi virus và làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng cúm
  • Người có bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim hoặc bệnh phổi: Đây là những đối tượng rất dễ bị tổn thương và dễ gặp các biến chứng cúm hơn. Ở nhóm này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sớm, ngay cả khi triệu chứng còn nhẹ.

Các bước điều trị cúm B tại nhà hiệu quả

Chăm sóc cúm B tại nhà có thể đơn giản nếu bạn áp dụng các phương pháp phù hợp để hỗ trợ cơ thể hồi phục nhanh chóng. Hãy cùng khám phá những phương pháp hiệu quả điều trị cúm B tại nhà dễ dàng và hiệu quả.

Tạo môi trường nghỉ ngơi thoải mái

Tao-moi-truong-nghi-ngoi-thoai-mai-se-giup-dieu-tri-cum-B-tai-nha-tot-hon
Tạo môi trường nghỉ ngơi thoải mái sẽ giúp điều trị cúm B tại nhà tốt hơn

Một môi trường nghỉ ngơi lý tưởng giúp cơ thể bạn tập trung năng lượng để chống lại virus cúm B. Không gian yên tĩnh, thoải mái có thể làm dịu các triệu chứng như đau đầu và mệt mỏi. Do đó, việc sắp xếp nơi nghỉ ngơi là bước quan trọng để điều trị cúm B tại nhà hiệu quả. Cụ thể:

  • Đảm bảo không gian yên tĩnh và thoáng đãng: Chọn phòng ngủ riêng hoặc khu vực yên tĩnh trong nhà, tránh xa tiếng ồn từ tivi, radio hoặc các hoạt động khác của gia đình. Đồng thời, hãy đảm bảo phòng được thông gió tốt bằng cách mở cửa sổ (nếu thời tiết cho phép) hoặc sử dụng quạt thông gió để không khí được lưu thôn.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng thiết bị điện tử: Tránh sử dụng điện thoại, tivi, máy tính bảng hoặc máy tính ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này có thể ức chế sản xuất melatonin, một hormone quan trọng cho giấc ngủ.
  • Duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp: Đảm bảo nhiệt độ phòng mát mẻ, dễ chịu (khoảng 26 – 28 độ C) và độ ẩm phù hợp (khoảng 40 – 60%) để tạo cảm giác thoải mái nhất cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng máy điều hòa hoặc máy tạo ẩm nếu cần thiết.

Sử dụng các biện pháp phù hợp

Một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị cúm B tại nhà hiệu quả chính là xông hơi. Biện pháp có thể giúp làm giảm một số triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng và đau nhức cơ thể. Bạn có thể sử dụng các loại lá có tinh dầu như lá sả, lá tía tô, lá bạc hà, lá kinh giới, lá bưởi, hương nhu hoặc gừng tươi để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Mỗi ngày chỉ nên xông 1 lần với thời gian khoảng 10-15 phút hoặc đến khi thấy người nóng lên và ra mồ hôi nhẹ. Người bệnh không nên xông quá lâu để tránh mất nước và mệt mỏi. Đồng thời, bệnh nhân cũng không nên xông khi đang sốt cao, có co giật hoặc đang bị mất nước nhiều.

Thay vào đó, hãy sử dụng các biện như ngâm chân trong nước ấm pha muối khoảng 15 phút để cải thiện tuần hoàn và giảm đau nhức. Hoặc đắp khăn ấm lên ngực hoặc lưng để làm dịu cơn ho và cảm giác nặng ngực.

Những liệu pháp này giúp bạn thở dễ dàng hơn và cảm thấy thoải mái. Vì vậy, hãy thử áp dụng chúng để hỗ trợ cơ thể khi bị cúm B để giúp vượt qua các triệu chứng khó chịu.

Điều trị cúm B tại nhà bằng dinh dưỡng

Che-do-dinh-duong-rat-quan-trong-khi-dieu-tri-cum-B-tai-nha
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng khi điều trị cúm B tại nhà

Dinh dưỡng cân bằng giúp cơ thể có đủ năng lượng và dưỡng chất để chống lại virus cúm B. Dù bạn có thể chán ăn, việc bổ sung thực phẩm phù hợp rất quan trọng để hỗ trợ hồi phục. Dưới đây là cách duy trì dinh dưỡng hiệu quả, giúp hỗ trợ điều trị cúm B tại nhà.

  • Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa và bổ dưỡng: Cho người bệnh uống nước hầm xương hoặc súp rau củ để cung cấp protein và khoáng chất mà không gây nặng bụng. Đồng thời, chế biến các món hấp hoặc luộc như khoai lang hoặc cà rốt để dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng.
  • Tiêu thụ nhiều trái cây: Ăn trái cây giàu nước như dưa hấu hoặc lê để bổ sung vitamin và giữ cơ thể đủ nước. Đồng thời, nếu bị sốt cao, hãy cho người bệnh uống nước dừa hoặc nước điện giải để bù khoáng chất.
  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn: Khi cơ thể đang bị cúm, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán, khoai tây chiên. Vì đây là những loại thực phẩm ít dinh dưỡng, nhiều dầu mỡ nên không tốt cho bệnh nhân.

Có thể thấy, dinh dưỡng cân bằng không chỉ giúp bạn hồi phục mà còn tăng sức đề kháng để tránh tái phát. Hãy kiên nhẫn thử các món nhẹ để cơ thể dần lấy lại sức. Điều này sẽ hỗ trợ người bệnh nhanh chóng phục hồi cơ thể và khỏi bệnh cúm B nhanh chóng.

Phòng ngừa cúm B để tránh tái phát

Sau khi hồi phục từ việc điều trị cúm B tại nhà, việc ngăn cúm quay lại là ưu tiên để giữ sức khỏe lâu dài. Một số biện pháp mới, như tăng cường dinh dưỡng đặc biệt và quản lý tiếp xúc, có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Hãy cùng khám phá các cách phòng ngừa hiệu quả để bạn áp dụng ngay hôm nay.

Tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm

Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi cúm B. Trong vắc-xin chứa các tác nhân gây bệnh (virus hoặc vi khuẩn) đã bị làm yếu đi hoặc bất hoạt. Khi đưa vào cơ thể, chúng kích thích hệ miễn dịch sản xuất kháng thể đặc hiệu để chống lại virus cúm B hiệu quả.

Việc tiêm lại hàng năm rất quan trọng do các virus cúm thường xuyên biến đổi. Do đó, vắc-xin cúm mùa thường bao phủ các chủng virus cúm A và B phổ biến trong năm đó. Thời điểm tiêm phòng tốt nhất là vào đầu mùa cúm (thường là trước mùa đông xuân).

Bên cạnh đó, chi phí cho việc tiêm chủng thường thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị bệnh cúm B. Người bệnh có thể tự điều trị cúm B tại nhà và không cần phải thăm khám hoặc đến bệnh viện. Đồng thời, chúng ta cũng tránh được nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là với 3 nhóm đối tượng dễ bị tổn thưởng ở trên.

Tăng cường hệ miễn dịch

Việc có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh sẽ giúp chúng ta có thể chống chịu lại sự tấn công của virus. Đồng thời, nếu không may mắc cúm, chúng ta cũng không cần phải đến bệnh viện và có thể tự điều trị cúm B tại nhà. Để tăng cường miễn dịch hiệu quả, chúng ta cần phải thực hiện:

  • Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin (đặc biệt là vitamin C, D), khoáng chất và protein để hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tăng cường rau xanh, trái cây tươi.
  • Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Khi ngủ đủ giấc, cơ thể có đầy đủ thời gian để phục hồi và tăng cường sức đề kháng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động nhẹ nhàng đến trung bình giúp tăng cường lưu thông máu và hệ miễn dịch. Nhờ đó, sức khoẻ tổng thể sẽ được cải thiện hơn, việc chống chịu lại các triệu chứng bệnh cũng tốt hơn.

Kết luận

Điều trị cúm B tại nhà là hoàn toàn khả thi với các bước đơn giản mà không cần phải sử dụng đến các loại thuốc điều trị. Dù vậy, hãy nhớ kỹ việc theo dõi sát sao triệu chứng và đi khám bác sĩ nếu phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu nghiêm trọng. Hi vọng, những hướng dẫn trong bài viết đã giúp bạn tự tin chăm sóc bản thân cùng người thân để vượt qua cúm B dễ dàng và giữ sức khỏe lâu dài!