Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài đĩa đệm bị rách làm khối nhân nhày thoát ra ngoài, chèn ép đến tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Có nhiều phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm như sử dụng thuốc và áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Vậy thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì tốt? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì tốt?
Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì tốt? Đây chắc hẳn là điều mà rất nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm quan tâm. Dưới đây là 3 nhóm thuốc được dùng phổ biến để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm:
1. Nhóm thuốc giảm đau
Nhóm thuốc này gồm có Paracetamol, Neurontin, Aspirin, là những loại thuốc giảm đau thường được sử dụng phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Các thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Tuy nhiên nhóm thuốc này cũng có những tác dụng phụ nhất định gây ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận. Bởi vậy, người bệnh cần thận trọng và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng.
2. Thuốc kháng viêm không Steroid
Nếu tình trạng đau nhức kèm theo viêm nhiễm kéo dài, thì bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ tiến triển nhanh hơn gây ra những hậu quả trầm trọng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng các thuốc tây giảm đau kèm thuốc chống viêm được áp dụng để điều trị xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng.
Những loại thuốc kháng viêm không steroid thường được dùng phổ biến là: Meloxicam, Diclofenac… được dùng để bôi, tiêm hoặc uống tại chỗ.
Liều dùng:
Meloxicam: Dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân trong thời gian ngắn.
- Dạng tiêm: 1 lần/1 ngày (không quá 15mg/ngày)
- Dạng uống: 7,5mg/lần/ngày
Diclofenac: Dùng cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm.
- Người lớn uống từ 75 – 150mg/ngày (chia thành 2-3 lần/ ngày)
- Trẻ em uống dưới 10mg/ngày và theo hướng dẫn của bác sĩ
3. Bổ sung vitamin cho thần kinh
Các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng 1 số loại vitamin bổ thần kinh nhóm B như: B1, B6, B12. Các vitamin này có tác dụng sản sinh máu huyết. Giúp tăng cường chuyển hóa năng lượng, bổ sung vi chất và giúp người bệnh vận động linh hoạt hơn.
Liều lượng sử dụng:
- Vitamin B12: 100 – 500mcg/ngày
- Vitamin B1: 1,5 mg/ngày
- Vitamin B6: 2mg/ngày
Có nên điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây
Thuốc tây có tác dụng giúp giảm đau nhức nhanh chóng, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh khi bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nó không mang lại hiệu quả lâu dài và bệnh rất dễ tái phát.
Đặc biệt, nếu lạm dụng thuốc tây sẽ gây ra những tác dụng phụ và nhiều hệ lụy khó lường như gây teo cơ, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Hoặc các biểu hiện viêm khớp gia tăng, đỏ mắt, buồn nôn, ho…
Bởi vậy, khi dùng thuốc tây chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chú ý những điều sau:
- Uống đúng loại và đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để thuốc có công dụng tốt nhất
- Không tự ý uống thuốc vượt liều lượng quy định hoặc tự ý ngắt liều để tránh tình trạng nhờn thuốc.
- Nếu dùng thuốc dạng tiêm cần đến các cơ sở y tế uy tín để tiêm thuốc.
- Nếu có các biểu hiện bất thường sau khi uống thuốc như sốc phản vệ, chóng mặt, nôn mửa,… cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám.
- Không tự ý dùng nhiều loại thuốc điều trị cùng lúc nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Trong quá trình điều trị, nên kết hợp sử dụng thuốc cùng chế độ ăn uống, vật lý trị liệu và luyện tập thể thao phù hợp để cho kết quả trị bệnh tốt nhất.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì tốt? Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ nắm bắt được những thông tin hữu ích về 3 nhóm thuốc tây điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất. Trước khi sử dụng thuốc tây để điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.