Khi bị cúm A, nhiều người thường lo lắng và vội vàng tìm đến thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, có nhiều người thường thắc mắc “Bị cúm A có nên uống kháng sinh không, cách làm này có thực sự đúng đắn?” Bài viết này sẽ cung cấp các thông quan trọng để bạn hiểu rõ hơn về bản chất của bệnh cúm A, vai trò của thuốc kháng sinh. Đồng thời, những lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị cúm A cũng sẽ cập nhật đầy đủ.
Tìm hiểu về cúm A
Cúm A là bệnh do virus influenza A gây ra, lây lan nhanh qua giọt bắn trong không khí hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho khan, đau họng, đau cơ, mệt mỏi, nghẹt mũi và đôi khi khó thở. Những triệu chứng này có thể khiến người bệnh khó chịu và cần được chăm sóc đúng cách.
Virus cúm A có nhiều chủng khác nhau, như H1N1 và H3N2, và chúng có khả năng biến đổi hàng năm. Bệnh thường bùng phát vào thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi thất thường và sức đề kháng của con người bị suy giảm. Trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người có bệnh nền là những nhóm dễ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tác dụng của kháng sinh khi điều trị bệnh
Kháng sinh là nhóm thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Chúng thường được sử dụng để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phổi do vi khuẩn, viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiểu,…
Tuy nhiên, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng với virus. Điều này có nghĩa là nếu bạn bị bệnh do virus – như cúm A – thì việc dùng kháng sinh sẽ không giúp bệnh khỏi nhanh hơn, mà đôi khi còn gây hại.
Bị cúm A có nên uống kháng sinh không?
Thắc mắc về “Bị cúm A có nên uống kháng sinh không” được rất nhiều người quan tâm. Khi kháng sinh được xem là biện pháp hữu hiệu trong việc điều trị các loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp này, câu trả lời là: Không nên tự ý uống kháng sinh khi bị cúm A.

Lý do rất đơn giản. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh cúm A chính là do virus cúm A, không phải do vi khuẩn. Kháng sinh hoạt động bằng cách phá vỡ cấu trúc hoặc quá trình sinh sản của vi khuẩn, ví dụ như làm yếu lớp vỏ peptidoglycan bảo vệ vi khuẩn. Trong khi đó, virus có cấu trúc và cách hoạt động khác biệt, ẩn náu trong tế bào cơ thể để nhân lên.
Do đó, việc dùng kháng sinh điều trị cúm A sẽ không có tác dụng tiêu diệt virus. Điều này không chỉ không đem lại lợi ích mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ trong một số ít trường hợp, khi người bệnh cúm A bị bội nhiễm vi khuẩn (nghĩa là sau khi nhiễm virus, cơ thể yếu đi và bị thêm vi khuẩn tấn công), bác sĩ mới chỉ định dùng kháng sinh. Ví dụ: viêm phổi do vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm xoang,… kèm theo cúm A.
Tác hại của việc điều trị cúm A bằng kháng sinh
Nếu không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh để chữa cúm A. Nguyên nhân vì việc lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh điều trị cúm A có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể đến như:
- Gây kháng thuốc: Cơ thể sẽ dần trở nên đề kháng với kháng sinh. Điều này khiến khi bị những bệnh cần sử dụng kháng sinh, việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
- Mất cân bằng vi khuẩn có lợi: Sử dụng kháng sinh có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do đó, người bệnh dễ bị rỗi loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc nhiễm nấm. Điều này cực kỳ không tốn cho người bệnh cúm A khi cơ thể đang trọng tình trạng rất yếu.
- Tác dụng phụ không mong muốn: Dùng kháng sinh sai cách có thể gây dị ứng, nổi mẩn, buồn nôn, chóng mặt. Thậm chí, hoàn toàn có thể dẫn tới nguy cơ sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Kéo dài thời gian điều trị: Việc sử dụng kháng sinh sẽ chỉ lãng phí thuốc và kéo dài thời gian điều trị của người bệnh. Việc bị cúm A kéo dài hoàn toàn có thể khiến người bệnh dễ dàng gặp các biến chứng nguy hiểm.
Khi nào bị cúm A mới cần dùng kháng sinh?

Trong một số trường hợp nhất định, người bệnh cúm A có thể được bác sĩ kê đơn kháng sinh. Thường là khi:
- Người bệnh có dấu hiệu bội nhiễm như: sốt cao kéo dài trên 5 ngày, ho đờm vàng xanh, đau ngực, thở gấp, mệt mỏi nhiều.
- Trẻ nhỏ, người già hoặc người có bệnh nền bị cúm A kèm theo các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp.
- Có kết quả xét nghiệm xác định nhiễm khuẩn phối hợp.
Ngay cả trong những trường hợp này, việc sử dụng kháng sinh cũng cần được bác sĩ chỉ định cụ thể về loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng. Người bệnh không được tự ý mua thuốc hoặc đổi thuốc giữa chừng.
Điều trị cúm A đúng cách không cần kháng sinh

Điều trị cúm A bằng kháng sinh không nên được sử dụng. Thay vào đó, người bệnh cần tập trung vào việc giảm triệu chứng và hỗ trợ cơ thể chống lại virus. Tùy vào mức độ bệnh, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà hoặc cần đến cơ sở y tế. Do đó, khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có điều kiện phục hồi và chống lại virus.
- Uống nhiều nước: Giúp làm loãng đờm, hạ sốt tự nhiên và tránh mất nước.
- Ăn uống đủ chất: Ưu tiên các món dễ tiêu, giàu vitamin C như trái cây, rau xanh để tăng sức đề kháng.
- Hạ sốt đúng cách: Dùng thuốc hạ sốt như paracetamol theo hướng dẫn nếu sốt cao, kết hợp lau mát.
- Giữ ấm cơ thể: Nhất là vùng cổ, tay, chân. Tránh gió lạnh và thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Vệ sinh cơ thể: Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, súc họng, làm sạch dịch nhầy, hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, nên tắm rửa đúng cách để giúp lưu thông khí huyết và tạo cảm giác thoải mái.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm thuốc kháng virus (nếu có chỉ định) hoặc thuốc giảm triệu chứng như thuốc ho, thuốc thông mũi. Tuy nhiên, tất cả đều nên có sự tư vấn từ nhân viên y tế hoặc chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.
8. Cách phòng ngừa cúm A hiệu quả
Phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh. Để hạn chế nguy cơ mắc cúm A, bạn nên:
- Tiêm vắc xin cúm hằng năm: Vắc xin giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại các chủng virus phổ biến. Nhờ đó, nguy cơ mắc bệnh và biến chứng sẽ được giảm thiểu đáng kể.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên. đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, nên che miệng khi ho, tránh chạm tay lên mắt, mũi, miệng.
- Tránh tiếp xúc gần người đang bị cúm: Hạn chế bắt tay, ôm hôn hay dùng chung đồ dùng cá nhân. Luôn đeo khẩu trang ở nơi đông người, nhất là khi đang vào mùa cúm.
- Giữ vệ sinh nơi ở và nơi làm việc: Lau dọn, khử khuẩn bề mặt thường xuyên.
- Tăng cường thể lực: Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn giúp tăng sức đề kháng.
Những lầm tưởng về dùng kháng sinh điều trị cúm A

Nhiều người có quan niệm sai lầm về việc dùng kháng sinh để chữa cúm A, dẫn đến điều trị không hiệu quả. Một số lầm tưởng phổ biến bao gồm:
- “Kháng sinh chữa được mọi bệnh nhiễm trùng”: Thực tế, kháng sinh chỉ tác dụng với vi khuẩn, không phải virus. Do đó, đây hoàn toàn là cách điều trị không hiệu quả, làm tốn thời gian trị bệnh và chi phí mua thuốc.
- “Dùng kháng sinh giúp mau khỏi cúm”: Kháng sinh không rút ngắn thời gian bệnh cúm A. Thậm chí, điều này còn gây tác dụng ngược khi làm kéo dài thời gian điều trị bệnh.
- “Kháng sinh an toàn nếu dùng ít”: Ngay cả liều thấp cũng có thể gây kháng thuốc hoặc tác dụng phụ. Do đó, tuyệt đối không được chủ quan trọng việc sử dụng kháng sinh với cơ thể.
Những quan niệm này khiến nhiều người tự ý mua kháng sinh, gây hậu quả nghiêm trọng. Để tránh sai lầm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. Kiến thức đúng giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Kết luận
Tóm lại, đối với câu hỏi “Bị cúm A có nên uống kháng sinh không”, câu trả là là không. Việc lạm dụng kháng sinh không những không giúp bệnh nhanh khỏi, mà còn gây hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Cách tốt nhất để điều trị cúm A là nghỉ ngơi, chăm sóc đúng cách, tăng cường sức đề kháng và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế.
Nếu có sử dụng kháng sinh, người bệnh bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ hoặc tư vấn từ nhân viên y tế. Bạn không nên tự ý sử dụng khi có thể gây ra những tác dụng phụ không hề mong muốn.