Top 9 thực phẩm tăng cường chức năng thận

thuc-pham-tang-cuong-chuc-nang-than

Thận đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người. Cơ quan này sẽ đảm nhận nhiệm vụ lọc máu, bài tiết độc tố cũng như nhiều nhiệm vụ khác. Do đó, bên cạnh việc giữ lối sống lành mạnh, chúng ta cũng cần bổ sung những thực phẩm tăng cường chức năng thận để có thể giữ thận luôn khỏe mạnh.

Chức năng của thận đối với hoạt động của cơ thể

Mỗi người sẽ có hai quả thận, nằm tại khu vực bụng và mỗi quả thận sẽ nằm ở một bên của cột sống. 5 chức năng quan trọng của thận đối với cơ thể của con người là:

  • Lọc máu và loại bỏ chất thải: Thận lọc máu, loại bỏ các chất thải như urê, axit uric, và creatinine qua nước tiểu. Điều này giúp máu và cơ thể sạch sẽ. Nhờ đó tránh được sự tích tụ của các chất độc tố ở bên trong cơ thể.
  • Điều hòa các chất điện giải: Thận điều chỉnh lượng nước và các ion (như natri, kali, clorua, canxi) trong cơ thể. Các chất điện giải ở trong cơ thể ở trạng thái cân bằng. Điều này sẽ giúp duy trì ổn định huyết áp và chức năng hoạt động của tế bào.
  • Sản xuất hormone: Thận sản xuất hormone  erythropoietin. Đây là hormone kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu. Nhờ đó, oxy được đảm bảo cung cấp đủ cho các mô cơ thể. Đồng thời, thận cũng sản xuất hormone renin, một phần của hệ thống renin-angiotensin-aldosterone. Hệ thống này sẽ làm co mạch động mạnh, giúp tăng hấp thụ muối và nước.
  • Điều hòa huyết áp: Khi huyết áp cao hoặc thấp, thận sẽ giải phóng hormone renin phù hợp để giúp hạ hoặc tăng huyết áp.
  • Chuyển hóa vitamin D: Thận kích hoạt vitamin D thành dạng có thể sử dụng. Nhờ đó, cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ canxi và phospho từ thực phẩm, quan trọng cho sức khỏe xương.

Dấu hiệu nhận biết chức năng thận bị suy giảm

thuc-pham-tang-cuong-chuc-nang-than

Không phải lúc nào thận cũng hoạt động trong tình trạng khỏe mạnh. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, chức năng thận sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động lọc máu hay sản xuất hormone. Chính vì vậy, chúng ta cần nhận biết được những dấu hiệu phổ biến nhất của việc chức năng thận bị suy giảm.

  • Phù nề: Suy thận có thể khiến cơ thể không loại bỏ được nước thừa, dẫn đến phù ở chân, mắt cá chân, bàn chân, tay và mặt.
  • Thay đổi trong tiểu tiện: Chức năng thận suy giảm sẽ khiến lượng nước tiểu nước tiểu có màu đậm. Hoặc đi tiểu đêm thường xuyên hoặc cảm giác tiểu rắt, tiểu buốt tiểu không hết…
  • Mệt mỏi không lý do: Khi suy giảm chức năng, thận không sản xuất đủ hormone erythropoietin. Điều này làm giảm số lượng hồng cầu, dẫn đến thiếu máu. Từ đó, gây ra mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Đau hai bên lưng: Cơn đau lưng do thận yếu sẽ thường tập trung ở khu vực dưới xương sườn, vị trí của thận. Cơn đau này sẽ rất tùy từng thời điểm. Có lúc sẽ đau âm ỉ nhưng cũng có thể đau buốt, kèm theo các triệu chứng sốt hoặc buồn nôn.
  • Chán ăn và giảm cân: Khi thận hoạt động không tốt, chức năng lọc sẽ bị ảnh hưởng. Các chất độc tố sẽ dễ dàng tích tục ở bên trong cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng đến vị giác, gây chán ăn. Tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ khiến bạn bị giảm cân.
  • Yếu sinh lý: Thận yếu gây mệt mỏi, mất cân bằng hormone. Điều này khiến người bệnh giảm ham muốn và mệt mỏi với chuyện chăn gối.

Top 9 thực phẩm tăng cường chức năng thận

thuc-pham-tang-cuong-chuc-nang-than

Để có thể giúp tăng cường chức năng thận hoạt động tốt hơn, cách tốt nhất là bổ sung bằng thực phẩm. Dưới đây là những thực phẩm bổ thận nên có mặt trong bữa ăn hàng ngày:

  • Cá hồi: Với hàm lượng cao axit béo omega-3, bổ sung cá hồi sẽ giúp giảm viêm, hạ huyết áp và bảo vệ chức năng thận. Bổ sung omega-3 cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích dành cho hệ tim mạch.
  • Trứng gà: Chứa ít phốt pho và kali nhưng giàu protein chất lượng cao. Trứng gà sẽ rất tốt dành cho những ai phải ăn kiêng vì thận yếu.
  • Tỏi: Chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa cũng như giảm viêm hiệu quả. Bổ sung từ 2 – 3 nhánh tỏi mỗi ngày sẽ mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Dầu ô liu: Có ít natri, chứa chất béo không bão hòa đơn tốt cho sức khỏe. Dầu sẽ giúp giảm viêm và cải thiện chức năng thận.
  • Ức gà: Không nhiều chất béo và chứa hàm lượng protein cao. Nhờ đó, bổ sung dinh dưỡng hiệu quả hơn cho người suy thận.
  • Ớt chuông: Dồi dào vitamin A, C và các chất chống oxy hóa khác. Điều này sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ thận hiệu quả.
  • Cải kale (cải xoăn): Là nguồn giàu vitamin K, vitamin C và canxi, cải xoăn giúp bảo vệ thận và cải thiện chức năng thận.
  • Táo: Thực phẩm chứa dồi dào chất xơ và chống oxy hóa. Nhờ đó, táo giúp loại bỏ các chất độc hại và giảm viêm, hỗ trợ chức năng thậ
  • Việt quất: Chứa dồi dào các chất chống oxy hóa và hợp chất chống viêm. Việt quất giúp bảo vệ các tế bào thận khỏi tổn thương và cải thiện chức năng lọc máu.

Người bị bệnh thận cần kiêng ăn gì?

Người bị bệnh thận cần tuân thủ một chế độ ăn uống đặc biệt để giảm gánh nặng cho thận và ngăn ngừa các biến chứng. Trong đó, có 5 loại thực phẩm cần kiêng cử đặc biệt”

  • Thực phẩm giàu natri (muối): Khi thận bị suy yếu, khả năng loại bỏ natri giảm. Nước ở trong cơ thể sẽ bị giữ lại, gây phù nề và tăng huyết áp. Do đó, nên tránh các loại thức ăn có lượng natri cao. Có thể kể đến như đồ ăn chế biến sẵn, dưa muối, đồ ăn nhanh hay các món mặn.
  • Thức ăn giàu kali: Thận không hoạt động hiệu quả sẽ làm tăng mức kali trong máu. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho tim mạch, dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim. Chuối, cam, cà chua, khoai tây và bơ là những thực phẩm giàu kali nên hạn chế.
  • Thực phẩm chứa nhiều phốt pho: Phốt pho dư thừa có thể gây mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Điều này khiến xương bị yếu và gây tổn thương mạch máu. Các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ và cá chứa lượng phốt pho cao. Do đó, nên được hạn chế trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Thức ăn chứa nhiều protein: Protein tạo ra các chất thải như urê, làm tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, để tránh làm quá tải chức năng thận, nên tránh ăn quá nhiều thịt đỏ, gia cầm và trứng.
  • Đồ uống có cồn như rượu và bia: Cần kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn. Chúng làm tăng huyết áp và tổn thương thận, khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Những thói quen giúp thận hoạt động hiệu quả

thuc-pham-tang-cuong-chuc-nang-than

Không chỉ sử dụng thực phẩm tăng cường chức năng thận, chúng ta cũng cần phải duy trì lối sống lành mạnh. Dưới đây sẽ là những thói quen giúp thận hoạt động tốt hơn. Đó là:

  • Tập thể dục: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để giữ thận cũng như các cơ quan khác hoạt động hiệu quả. Hãy tập thể dục thường xuyên với ít nhất 150 phút hàng tuần.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Hạn chế nạp nhiều muối, protein, phốt pho… sẽ phù hợp cho thận hoạt động tốt hơn. Thay vào đó, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa cho cơ thể.
  • Uống đủ nước: Nếu uống thiếu nước, chức năng thận sẽ hoạt động không hiệu quả. Do đó, bổ sung tối thiểu từ 1,5 – 2l nước mỗi ngày để giúp thận lọc máu và các chất thải tốt hơn. Tùy theo lịch hoạt động của mỗi người để có thể điều chỉnh lượng nước phù hợp.
  • Hạn chế hút thuốc: Việc hút thuốc sẽ gây hại đến sức khỏe của phổi cũng như của thận. Vì vậy, hạn chế hoặc ngưng hút thuốc sẽ giúp cải thiện rất nhiều dành cho sức khỏe.
  • Theo dõi huyết áp và đường huyết: Tăng huyết áp và đường huyết cao đều ảnh hưởng xấu và gây tổn thương đến thận. Do đó, kiểm soát hiệu quả 2 chỉ số này sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của thận tốt hơn.

Trên đây là những thực phẩm tăng cường chức năng thận để giúp thận khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm những thực phẩm bổ sung khác để giúp thận hoạt động tốt hơn.