Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về xương khớp mà nhiều người gặp phải nhất hiện nay. Bệnh vừa khiến người bị cảm thấy khó chịu, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Biến chứng của bệnh là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Vì sao con người dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm?
Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đang ngày một ra tăng, nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất của bệnh. Để hiểu rõ về căn bệnh này, chúng ta cần nắm được cấu tạo của đĩa đệm.
Đĩa đệm nằm tại vị trí giữa 2 đốt sống, được tạo thành bởi nhân nhầy bên trong và bao xơ bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách, khối nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.
Đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở những người lao động nặng hoặc người cao tuổi. Theo thống kê, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc bệnh, trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn.
Tình trạng thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào, tuy nhiên thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ. Các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế, người thừa cân, người có tiền sử gia đình đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
Vậy nguyên nhân vì sao con người dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm? Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến con người dễ bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm:
- Do tuổi tác: Khi về già, hệ thống xương khớp bị lão hóa, bào mòn, chất dinh dưỡng nuôi khớp, đĩa đệm ít dần. Từ đó dẫn đến hiện tượng rách bao xơ, lớp nhân bên trong kém linh hoạt và thoát ra ngoài.
- Chấn thương: Va đập do tai nạn giao thông, lao động hoặc tập luyện thể thao gây tổn thương cho đĩa đệm.
- Mắc bệnh lý về cột sống: Những người bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, gù vẹo… có khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao.
- Hoạt động sai tư thế: Mang vác vật nặng, tập thể thao quá sức, sai tư thế… khiến cột sống và đĩa đệm bị tổn thương.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn tạo áp lực đè nén lên cột sống, dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
- Do bẩm sinh: Một số người sinh ra đã mắc bệnh thoái hóa cột sống, đĩa đệm có vấn đề… có tỉ lệ bị thoát vị cao hơn bình thường.
- Nguyên nhân khác: Di truyền, thiếu chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh…
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Nhân nhầy đĩa đệm là điểm tựa của cột sống, giúp cân bằng chấn động và giảm áp lực giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm khiến nhân nhầy chệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên các dây thần kinh gây đau nhức và gián đoạn khả năng vận động. Bệnh diễn biến âm thầm, ở giai đoạn đầu khi dây thần kinh chưa bị chèn ép, các triệu chứng không rõ ràng khiến bệnh nhân rất khó để phát hiện được tình trạng này. Đến khi đĩa đệm lồi hẳn ra, các cơn đau bắt đầu xuất hiện bệnh nhân mới cảm nhận được. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây teo cơ và liệt cơ.
Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh:
- Đau nhức dữ dội và dai dẳng: Những cơn đau nặng có thể lan dọc cột sống xuống toàn bộ lưng, rồi đến mông, đùi và cẳng chân khiến những bộ phận này trở nên yếu là kém linh hoạt hơn. Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, người bệnh sẽ gặp những biến chứng khôn lường về sau. Việc khám, điều trị nên tiến hành ở những bệnh viện uy tín.
- Suy nhược cơ thể: Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân đau đớn, ngại đi lại và vận động. Lâu dần, người bệnh sẽ dễ bị chán nản, buồn phiền, mất ăn mất ngủ. Việc hạn chế vận động cũng khiến máu khó lưu thông, rất dễ dẫn tới suy nhược cơ thể.
- Rối loạn đại tiểu tiện: Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đại tiểu tiện không tự chủ do thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh (hội chứng đuôi ngựa). Nó xảy ra khi các rễ thần kinh vùng thắt lưng bị tổn thương dẫn tới rối loạn đóng mở cơ vòng hậu môn và cơ thắt bàng quang, khiến bệnh nhân không thể tự chủ được quá trình đại tiểu tiện của mình.
- Rối loạn cảm giác, tê bì chân tay: Các rễ thần kinh tủy sống bị chèn ép gây rối loạn cảm giác vùng da chúng bao phủ. Khiến bệnh nhân cảm thấy nóng, lạnh thất thường và chân tay tê bì rất khó chịu.
- Teo cơ, liệt cơ: Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh sẽ khiến bệnh nhân không thể vận động hoặc ngại vận động do đau đớn. Bởi vậy trong theo thời gian cơ bắp sẽ yếu dần và có xu hướng teo nhỏ. Đặc biệt, hệ tuần hoàn máu đến cơ giảm có thể gây thiếu chất dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ teo, liệt cơ.
- Tàn phế: Đây là 1 trong những biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Yếu cơ, teo cơ kết hợp với việc tổn thương các dây thần kinh vận động trong thời gian dài khiến bệnh nhân mất khả năng điều khiển cơ bắp. Lúc này người bệnh chỉ có thể nằm yên một chỗ, không thể đứng dậy hay đi lại.
Thoát vị đĩa đệm có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng phương pháp. Việc điều trị phải đi từ căn nguyên gây bệnh, cần kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị từ việc sử dụng thuốc, kết hợp ăn uống tới sinh hoạt hợp lý.
Khi có những dấu hiệu đau, tê bì, yếu cơ, són tiểu, bí tiểu hoặc mất cảm giác tại bắp đùi, hậu môn, bệnh nhân nên đi thăm khám cơ xương khớp để được điều trị kịp thời.