Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp nguy hiểm. Nó không chỉ khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, mà còn có thể gây bại liệt nếu không được điều trị kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm nằm tại vị trí giữa 2 đốt sống, được tạo thành bởi nhân nhầy bên trong và bao xơ bên ngoài. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách, khối nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ, lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.
Đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở những người lao động nặng hoặc người cao tuổi. Theo thống kê, có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc bệnh, trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn.
Tình trạng thoát vị có thể xảy ra ở bất cứ đốt sống nào, tuy nhiên thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ.
Bệnh gồm 4 giai đoạn:
- Phình đĩa đệm: Lúc này, bao xơ vẫn bình thường nhưng đĩa đệm bị tổn thương, nhân nhầy có hiện tượng biến dạng.
- Lồi đĩa đệm: Nhân nhầy muốn thoát ra khỏi bao xơ khiến đĩa đệm bị phồng lồi, bao xơ suy yếu.
- Thoát vị đĩa đệm: Bao xơ bị phá vỡ, nhân nhầy thoát ra ngoài.
- Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Nhân nhầy tách ra thành một khối riêng, bị biến dạng. Bao xơ bị rách nhiều phía, đĩa đệm tổn thương toàn phần.
Những đối tượng nào dễ gặp phải thoát vị đĩa đệm
- Người lớn tuổi: Nhóm những người cao tuổi luôn là đối tượng hàng đầu của các bệnh về xương khớp. Người lớn tuổi, cơ thể lão hóa, cấu trúc xương suy yếu vì thế áp lực lên vùng đĩa đệm cũng lớn hơn, vì thế mắc bệnh cũng chỉ còn là ở vấn đề thời gian.
- Người ngồi lâu trong một tư thế: Với những nhân viên văn phòng hay người lái xe ngồi cùng một tư thế trong thời gian dài thậm chí là ngồi sai tư thế cũng sẽ khiến cho đĩa đệm bị ảnh hưởng. Việc liên tục chịu sức ép trong một thời gian dài làm cho cấu trúc bên ngoài bao xơ dễ rách hơn, dinh dưỡng tới đĩa đệm kém, gây thoát vị đĩa đệm.
- Người phải lao động nặng thường xuyên: Với những người cường độ lao động lớn, mang vác nặng, sức ép lên đĩa đệm lớn, nhân nhầy trong đĩa đệm dễ thoát vị ra ngoài gây chèn ép thần kinh tủy sống và gây đau đớn cho người bệnh.
- Người thừa cân, béo phì: Người thừa cân, béo phì trọng lượng cơ thể lớn, áp lực lên vùng cột sống ngày càng nhiều hơn khiến đĩa đệm dễ bị tổn thương.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình
Tùy từng vị trí cột sống bị thoát vị mà dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau. Tựu chung lại, người bệnh bị thoát vị có những dấu hiệu điển hình sau:
- Người bệnh bị đau vùng thắt lưng hoặc cổ, cơn đau âm ỉ và có triệu chứng tăng nặng khi vận động, di chuyển, ho hoặc hắt hơi, giảm dần khi ngồi nghỉ.
- Nóng và ngứa tại vùng cột sống bị thoát vị.
- Do các rễ thần kinh bị chèn ép nên người bệnh xuất hiện những cơn đau ở cánh tay, vai hoặc đùi, mông, bắp chân.
- Vận động hạn chế, đi lại, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
- Tê bì, mỏi tay chân, sức lực suy giảm, yếu cơ khiến việc di chuyển chậm chạp và giảm khả năng cầm nắm đồ vật.
- Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, do các mạch máu chạy lên não bị chèn ép.
- Dấu hiệu khác: Mệt mỏi, sốt, mất ngủ…
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống
- Do tuổi tác: Khi về già, hệ thống xương khớp bị lão hóa, bào mòn, chất dinh dưỡng nuôi khớp, đĩa đệm ít dần. Từ đó dẫn đến hiện tượng rách bao xơ, lớp nhân bên trong kém linh hoạt và thoát ra ngoài.
- Chấn thương: Va đập do tai nạn giao thông, lao động hoặc tập luyện thể thao gây tổn thương cho đĩa đệm.
- Mắc bệnh lý về cột sống: Những người bị thoái hóa cột sống, gai cột sống, gù vẹo… có khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao.
- Hoạt động sai tư thế: Mang vác vật nặng, tập thể thao quá sức, sai tư thế… khiến cột sống và đĩa đệm bị tổn thương.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn tạo áp lực đè nén lên cột sống, dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
- Do bẩm sinh: Một số người sinh ra đã mắc bệnh thoái hóa cột sống, đĩa đệm có vấn đề… có tỉ lệ bị thoát vị cao hơn bình thường.
- Nguyên nhân khác: Di truyền, thiếu chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh…
Cách chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm
Quá trình chẩn đoán bệnh thoát vị dựa trên triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm.
Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ căng cứng cơ, khớp của vùng thoát vị và cơ thể. Thông thường, bệnh nhân sẽ được yêu cầu di chuyển, nằm xuống và thực hiện một số động tác, tư thế nhất định. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân, vị trí đau và tình trạng cơ, trương lực cơ, mức độ thả lỏng, khả năng vận động và cảm nhận của người bệnh.
Kết hợp cùng với đó, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh lý, thói quen, sức khỏe, triệu chứng của người bệnh để tổng hợp và đưa ra các kết luận cần thiết.
Sau khi trải qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán cận lâm sàng. Một số chỉ định, chẩn đoán hình ảnh được chỉ định thực hiện gồm có:
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-Quang, MRI, chụp CT, chụp cản quang.
- Test thần kinh: Sử dụng phương pháp đo điện cơ để xác định các dây thần kinh bị tổn thương.
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Theo các chuyên gia xương khớp, thoát vị đĩa đệm là bệnh khó có thể xử lý được trăm phần trăm. Bệnh chỉ được xem là khỏi nếu đĩa đệm phục hồi được về trạng thái ban đầu. Mà trên thực tế, điều đó không thể xảy ra, ngay cả với biện pháp phẫu thuật. Vì vậy, các biện pháp xử trí hiện nay như dùng thuốc giảm đau chỉ mang tính tạm thời.
Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn nhẹ, được phát hiện sớm và giải quyết kịp thời, đúng cách thì có thể cải thiện đến 80 – 90%. Trong các phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm như tây y, đông y, dân gian, phẫu thuật…thì phương pháp đông y được đánh giá cao và nhiều người lựa chọn hơn cả.
Để khắc phục trình trạng thoát vị đĩa đệm, y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên, kết hợp với châm cứu, bấm huyệt nhằm khu phong, tán hàn, trừ thấp, lưu thông kinh lạc, tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.
- Bài thuốc uống: Thường là các bài thuốc kết hợp nhiều vị dược liệu có tốt cho xương khớp như dây đau xương, gối hạc, phòng phong, thiên niên kiện,… Bên cạnh tác dụng giảm đau, kháng viêm, những bài thuốc này còn giúp tăng cường sức khỏe, phục hồi chức nặng can thận, đẩy lùi bệnh toàn diện.
- Châm cứu: Các bác sĩ sử dụng kim châm để tác động vào kinh mạch, huyệt đạo, nhằm lưu thông khí huyết, giảm đau, giảm viêm, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.
- Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng tay xoa bóp, tác động vào huyệt đạo để đả thông kinh mạch, giảm đau.