Nấm da đầu có bị lây không? Đây là một bệnh truyền nhiễm nên có thể lây lan từ người này sang người khác, hoặc lây từ động vật sang người nhé. Biểu hiện của bệnh nấm da đầu là sự xuất hiện của các mảng vảy trắng như gàu, kèm theo ngứa ngáy, khó chịu vùng da đầu. Nặng hơn có thể gây viêm nặng, nhiễm trùng, rụng tóc,… hoặc để lại sẹo vĩnh viễn gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để phòng tránh nấm da đầu lây lan?
Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu bạn cần biết
Nấm da đầu có bị lây không? Để biết được nấm da đầu có bị lây không, đầu tiên chúng ta cần biết nguyên nhân gây ra bệnh này là gì. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, 2 loại nấm Trichophyton và Microsporum là “thủ phạm” chính gây bệnh nấm da đầu. Và nguy hiểm hơn 2 loại nấm này đều có khả năng lây lan.
Bình thường trên da chúng ta luôn có nhiều loại nấm và vi khuẩn. Nếu không có thêm các yếu tố tác động thì chúng vô hại. Nhưng ngược lại, chúng sẽ phát triển nhanh về số lượng và gây tổn thương da nếu gặp điều kiện lý tưởng để sinh sôi này nở. Các nguyên nhân chính gây bệnh nấm da đầu thường gặp là:
- Do vệ sinh da đầu không sạch sẽ: Nếu người bệnh vệ sinh da đầu không sạch sẽ, mồ hôi kết hợp với bụi bẩn và các tế bào chết sẽ tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Hoặc khi chúng ta gội đầu không đúng cách, gãi và chà xát quá mạnh sẽ làm cho da đầu bị trầy xước. Da đầu bị tổn thương sẽ khiến nấm dễ dàng xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong hơn.
- Do thói quen sinh hoạt: Những người để đầu quá bẩn rồi mới gội hoặc có thói quen gội đầu vào buổi tối, không sấy tóc khô hẳn mà đã lên giường đi ngủ sẽ dễ bị nấm da đầu. Hoặc nếu sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị bệnh như: lược, mũ, chăn gối cũng dễ bị nhiễm nấm.
- Do lây nhiễm từ động vật: Thú cưng nuôi trong nhà rất dễ bị các loại nấm xâm nhập, nếu không được vệ sinh tắm rửa sạch sẽ. Khi tiếp xúc trực tiếp với chúng, bạn có thể dễ dàng bị nhiễm nấm bởi những loại nấm này cũng có khả năng lây sang người.
- Các nguyên nhân khác: Do môi trường ô nhiễm, nguồn nước sử dụng bị nhiễm vi khuẩn, nấm cũng gây nấm da đầu.
Sự xuất hiện và phát triển của 2 loại nấm trên sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Ban đầu chỉ có gàu và các nốt nhỏ li ti kèm theo tình trạng bong tróc lớp sừng. Sau 1 thời gian ngắn, chúng sẽ phát triển thành các nốt mụn lớn, gây rụng tóc thành từng mảng. Bệnh nấm da đầu nếu để lâu mà không có biện pháp điều trị kịp thời, chăm sóc không đúng cách sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn, đặc biệt là máu.
Nấm da đầu có bị lây không?
Nấm da đầu có bị lây không? Từ nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu ta có thể xác định được đây là một loại bệnh truyền nhiễm gây nên bệnh lý nhiễm trùng ngoài ngoài da. Bệnh không chỉ lây được mà còn rất dễ lây lan. Nó có thể lây khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Hoặc nếu thú cưng bị nhiễm nấm mà bạn không chú ý đến cứ thế ôm chúng thì bạn cũng dễ bị lây bệnh.
Ngoài ra, các mảng vảy màu trắng bong tróc ở người bị nấm da đầu cũng có chứa tế bào nấm. Chúng sẽ bám vào quần áo và các vật dụng cá nhân của người bệnh. Nếu trong môi trường sinh sống tập thể như ký túc xá, doanh trại, nhà trẻ… nếu chúng ta dùng chung các vật dụng này, nguy cơ nhiễm nấm là rất cao. Hoặc ngay cả trong điều kiện bình thường, người bị nấm da đầu gãi làm rơi các mảng vảy xuống sàn nhà. Người không bị bệnh tiếp xúc với các mảng vảy này vẫn có nguy cơ bị nhiễm nấm cao.
Đặc biệt, các tế bào nấm có thể tồn tại rất lâu trong môi trường ẩm ướt như ở nhà tắm, phòng thay đồ, nhà vệ sinh… và chúng có thể bám lại trên da của người bình thường hoặc xâm nhập qua các vết thương hở.
Cách phòng tránh nấm da đầu lây lan
Ngoài việc quan tâm đến nấm da đầu có bị lây không, bạn cũng cần chú ý đến một số cách để phòng tránh nấm da đầu lây lan. Cụ thể:
1. Giữ tóc và da đầu sạch sẽ
Đây là cách căn bản nhất để phòng bệnh nấm da đầu, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng, da đầu tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn hơn bình thường. Việc gội đầu và giữ cho vùng da đầu luôn khô thoáng, sạch sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong phòng bệnh.
2. Sử dụng dầu gội có tính tẩy rửa phù hợp
Bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại dầu gội có nguồn gốc tự nhiên và phù hợp với tình trạng da của mình. Lựa chọn đúng dầu gội không chỉ không làm mất đi cân bằng tự nhiên của da mà còn giúp hỗ trợ phòng ngừa nấm gây bệnh cho da đầu một cách hiệu quả.
3. Làm khô tóc ngay sau khi gội đầu hoặc đi mưa về
Nên sấy tóc làm tóc khô ngay sau khi gội đầu và lúc đi ngoài mưa về để không tạo điều kiện cho nấm da đầu phát triển. Bởi nấm da đầu rất ưa chuộng môi trường ẩm ướt. Những người hay để tóc ướt ngủ qua đêm dễ bị nấm da đầu.
4. Gội đầu với tần suất vừa phải
Không nên gội đầu với tần suất dày đặc. Tùy vào điều kiện môi trường sống và làm việc mà bạn có thể lựa chọn số lần gội đầu trong tuần phù hợp. Cụ thể, nếu bạn làm những công việc văn phòng, da đầu không tiết nhiều mồ hôi thì cứ cách 2 ngày nên gội đầu 1 lần. Còn nếu bạn làm những công việc dễ đổ mồ hôi hay đang sinh hoạt trong môi trường nóng bức thì nên gội đầu mỗi ngày.
5. Không cào gãi mạnh da đầu
Việc dùng tay cào gãi da đầu khi ngứa là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế và không được gãi quá mạnh. Bởi những tổn thương trên da đầu khi gãy có thể tạo thành vết thương hở gây nhiễm trùng. Nó tạo điều kiện cho các loại nấm thường trú trên da đầu xâm nhập sâu vào lớp biểu bì gây viêm nhiễm.
6. Không nên đội mũ quá chặt và quá lâu
Đội mũ giúp bảo vệ da đầu khi đi ngoài trời nắng nóng hoặc giữ ấm khi quá lạnh. Tuy nhiên, không nên đội mũ quá chặt và quá lâu bởi nó có thể gây hầm bí da đầu và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
7. Không dùng chung các vật dụng cá nhân
Không dùng chung khăn lau, lược chải tóc, mũ đội đầu với người khác để phòng tránh nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh. Đặc biệt nếu phải sinh hoạt trong những khu tập thể, bạn càng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
8. Hạn chế nhuộm tóc
Hóa chất nhuộm tóc không chỉ khiến tóc dễ bị gãy rụng mà còn khiến da đầu bị yếu đi. Việc lạm dụng thuốc nhuộm có thể khiến da đầu có thể mất cân bằng và rất dễ phải hứng chịu sự tấn công của nấm và một số loại vi khuẩn khác.
9. Giữ vệ sinh cho thú cưng nếu có
Nếu trong nhà nuôi thú cưng, bạn cần tắm và tỉa lông thú cưng thường xuyên. Nên đưa chúng đi tiêm phòng hoặc kiểm tra sức khỏe nếu nghi ngờ nhiễm nấm.
10. Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học
Có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Từ đó, khả năng chống nấm và vi khuẩn xâm nhập của da cũng sẽ tốt hơn.
11. Thăm khám kịp thời
Nếu trên đầu xuất hiện quá nhiều gàu kèm theo ngứa, tóc bết và có mùi, xuất hiện mụn đỏ… bạn nên đi khám da liễu ngay để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Esomeprazole có những loại nào? Esomeprazole 40mg giá bao nhiêu?
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Esomeprazole 40mg điều trị dạ dày
- Kem trị mụn Derma Forte có hiệu quả không? Cách dùng như thế nào?
- Nấm da đầu nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để phòng ngừa hiệu quả?
- Huyết áp thấp nhịp tim nhanh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?