Huyết áp thấp gây nhiều nguy hại cho người bệnh, có thể khiến người bệnh kiệt sức thậm chí té xỉu. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển thành mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh. Dưới đây là thông tin về bệnh huyết áp thấp và cách điều trị hữu hiệu nhất cho bạn tham khảo.
Huyết áp thấp và cách điều trị theo chỉ định của bác sĩ
1. Phương pháp chẩn đoán huyết áp thấp
Khi bạn đi khám bệnh tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện 1 số phương pháp sau đây để chẩn đoán điều trị huyết áp thấp:
- Điện tâm đồ
- Siêu âm tim
- Xét nghiệm máu
- Nghiệm pháp bàn nghiêng
- Nghiệm pháp hít thở Valsalva
- Thử nghiệm tim gắng sức (stress test)
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định bạn uống một số loại thuốc điều trị huyết áp thấp và đưa ra những lời khuyên điều chỉnh thói quen sinh hoạt.
2. Sử dụng thuốc điều trị huyết áp thấp
Tùy theo tình trạng bệnh huyết áp thấp bạn đang gặp phải mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau cho bạn. Dưới đây là 2 loại huyết áp thấp thường gặp và cách điều trị bằng thuốc.
- Huyết áp thấp tư thế đứng: Đây là tình trạng bạn đứng bật dậy hay thay đổi tư thế đột ngột và bị chóng mặt. Bạn có thể uống thuốc fludrocortisone để giúp tăng thể tích máu trong cơ thể và tăng huyết áp trở lại.
- Huyết áp thấp tư thế đứng mãn tính: Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng khi không được điều trị dứt điểm sẽ tiến triển thành mãn tính. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc midodrine cho bạn uống. Loại thuốc này có tác dụng tăng mức huyết áp thường trực ở những người bị huyết áp thấp tư thế đứng mạn tính.
3. Điều trị huyết áp thấp bằng việc điều chỉnh thói quen sống
Huyết áp thấp thường ít khi cần được điều trị do nó không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể điều trị bệnh cho bạn dựa vào các nguyên nhân gây ra huyết áp thấp.
Nếu bạn bị huyết áp thấp do uống thuốc điều trị các bệnh khác, bác sĩ sẽ thay đổi các loại thuốc khác cho bạn hoặc giảm liều dùng để không ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.
Nếu nguyên nhân gây ra huyết áp thấp không rõ ràng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thay đổi lối sống khoa học để điều chỉnh huyết áp trở lại mức bình thường. Cụ thể.
- Ăn nhiều muối: Chế độ ăn nhiều muối rất có ích đối với bệnh nhân bị huyết áp thấp do muối giúp cơ thể tích nước.
- Uống nhiều nước: Việc thiếu máu hay cơ thể bị mất nước đều là những nguyên nhân quan trọng khiến bạn bị huyết áp thấp. Bởi vậy, bác sĩ sẽ khuyên bạn uống nhiều nước để cơ thể tăng thể tích máu, giúp ngăn ngừa mất nước.
- Mang vớ ép y khoa: Vớ ép y khoa có tính đàn hồi sẽ giúp giảm đau, giảm tình trạng sưng và viêm tĩnh mạch và giúp làm giảm sự tích tụ máu ở chân của bạn. Giúp đẩy máu lên não và các cơ quan khác.
Huyết áp thấp và cách điều trị tại nhà hiệu quả
Để điều trị huyết áp thấp cho hiệu quả lâu dài, ngoài những lời khuyên từ bác sĩ thì bạn cũng cần kết hợp chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, khoa học để giúp cơ thể khỏe mạnh.
1. Có chế độ ăn uống khoa học
Tùy thuộc vào lý do huyết áp thấp mà bạn có thể giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng huyết áp thấp bằng những cách dưới đây.
- Người bị huyết áp thấp nên ăn mặn hơn người bình thường, ăn ít nhất 10-15g muối mỗi ngày.
- Nên ăn nhiều chất dinh dưỡng, đủ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Để ngăn ngừa huyết áp giảm đột ngột sau bữa ăn, bạn cần chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, cháo, nui, bánh mỳ…
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa các thành phần như protein, vitamin C và tất cả các loại vitamin thuộc nhóm trong chế độ ăn uống hàng ngày. Một số thực phẩm có tác dụng tăng huyết áp như: hạt sen, long nhãn, rau cần tây, trà cam thảo, gừng, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, cà phê, nước chè đặc, nước sâm, bột tam thất, rất tốt cho việc kiểm soát huyết áp thấp.
- Hạn chế những thức ăn có tính lợi tiểu như rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô…
- Uống nhiều nước để giúp tăng thể tích máu, làm giảm 1 trong những nguyên nhân tiềm tàng gây ra huyết áp thấp và giúp tránh tình trạng mất nước.
- Kiêng sử dụng rượu bia và các chất kích thích
2. Chế độ sinh hoạt
- Có chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc 7-8h/ngày.
- Người bị huyết áp thấp thường hay bị hoa mắt, chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế. Bởi vậy khi ngồi dậy cần phải từ từ. Khi nằm ngủ nên gối đầu thấp, chân cao.
- Có thể tắm nước nóng để tăng cường lưu thông máu nhưng không được tắm quá lâu.
- Giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ. Tránh các xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản bởi nó sẽ càng làm huyết áp hạ thêm.
- Tập thể dục nhẹ nhàng 10 – 15 phút/ngày như đi bộ, cầu lông, bóng bàn. Cần tránh các môn thể thao dễ gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy, điền kinh. Không nên hoạt động ngoài trời khi nhiệt độ đang lên cao.
Nếu bắt đầu có các triệu chứng huyết áp thấp trong khi đứng, bạn hãy ngồi vắt chéo chân để giúp cơ thể tăng huyết áp trở lại. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị sẵn cà phê hoặc trà gừng để uống nếu thấy cơ thể mệt mỏi. Các phương pháp này sẽ giúp kích thích dòng máu chảy từ chân đến tim của bạn khiến bạn không còn bị chóng mặt. Bạn nên tuân thủ các phương pháp điều trị huyết áp thấp theo chỉ dẫn của bác sĩ và có thói quen sinh hoạt hợp lý để sớm đẩy lùi bệnh.
- Sử dụng Megaduo Plus Gel 15g giúp cải thiện mụn trứng cá hiệu quả
- Giá của Derma Forte là bao nhiêu? Mua ở đâu tốt nhất?
- Huyết áp 90/60 có thấp không? Chỉ số huyết áp 90/60 là như thế nào?
- Nấm da đầu có bị lây không? Cách phòng tránh nấm da đầu lây lan
- Soki Tium – Giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn, không quấy khóc